Nhóm cổ phiếu bất động sản "siêu hot" CEO, LDG, CII, VCG... đảo chiều giảm sàn "trắng bên mua" trong ngày VN-Index đánh rơi gần 25 điểm

10/01/2022 16:13
Nhiều cổ đông trong buổi sáng đang còn hân hoan với mức lãi ngày một nở rộ thì bỗng chốc lực bán tháo dồn dập trong nửa cuối phiên chiều khiến tình thế xoay chuyển 180 độ.

Thị trường chứng khoán trong phiên đầu tuần 10/1 ghi nhận cú đảo chiều đầy bất ngờ khi VN-Index đang đi ngang ở trên ngưỡng tham chiếu đã bỗng chốc quay đầu "lao dốc không phanh", kết phiên tại mức giảm sâu nhất 24.77 điểm và trở lại kiểm định vùng 1.500 điểm.

Điểm nhấn trong phiên đến từ một số cổ phiếu bất động sản đang có đà tăng "siêu nóng" trong thời gian qua như CEO, CII, LDG, LCG, VCG, ROS. Những mã này trong phiên sáng đang còn thăng hoa nhờ dòng tiền vẫn ồ ạt chảy vào, cổ phiếu LDG hay ROS có thời điểm đã tăng kịch trần lên mức giá tím. Nhiều nhà đầu tư còn đang còn hân hoan với mức lãi ngày một nở rộ thì bỗng chốc lực bán tháo dồn dập trong nửa cuối phiên chiều khiến tình thế xoay chuyển 180 độ.

Theo đó, toàn bộ nhóm cổ phiếu trên đã "phi" nhanh xuống mức giá sàn cùng tình trạng "trắng bên mua". Trong đó, cổ phiếu CEO do giao dịch trên HNX nên có mức giảm mạnh nhất 9,9% xuống 83.300 đồng/cổ phiếu, LDG giảm 7% xuống 25.400 đồng/cổ phiếu; VCG giảm 7% xuống 52.000 đồng/cổ phiếu; CII , LCG và ROS cũng đồng loạt giảm sàn 6,9%

Khối lượng giao dịch cũng tăng cao đột biến như ROS (50,8 triệu cổ phiếu), VCG (16,6 triệu cổ phiếu), CII (16,3 triệu cổ phiếu)…

Nhóm cổ phiếu bất động sản siêu hot CEO, LDG, CII, VCG... đảo chiều giảm sàn trắng bên mua trong ngày VN-Index đánh rơi gần 25 điểm - Ảnh 1.

Một số cổ phiếu bất động sản đã có cú đảo chiều 180 độ trong phiên 10/1

Tuy không giảm sàn song nhiều cổ phiếu nhóm bất động sản – xây dựng khác cũng đã đảo chiều giảm sâu, FLC có thời điểm đã tăng trần lên 24.100 đồng/cp, nhưng kết phiên cổ phiếu này đã giảm 6,2% xuống 21.150 đồng cùng thanh khoản kỷ lục 135 triệu cổ phiếu. Tương tự, DIG cũng tăng hết biên độ trước khi kết phiên với mức giảm 4,4% xuống 112.000 đồng; DXG, HUT, KDH, DPG, CTD đồng loạt điều chỉnh với biên độ giảm trên ngưỡng 4% trong phiên hôm nay.

Cần phải nhắc rằng trong thời điểm thị trường đảo chiều, xuất hiện hiện tượng bảng điện đơ trên sàn HoSE khi thị giá các cổ phiếu "đứng im" không nhảy số, trong khi chỉ số VN30 và VN-Index vẫn biến động. Điều này khiến nhà đầu tư không biết giá cổ phiếu đang là bao nhiêu, đẩy tâm lý bất an lên cao cực độ và có thể đã trở thành yếu tố kích hoạt một phần dòng tiền bán tháo trên thị trường tại những cổ phiếu đã có mức tăng "bất thường" như dòng bất động sản.

Trao đổi gần đây, Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Agriseco cho rằng đà tăng nóng tại nhóm cổ phiếu bất động sản, nếu tiếp diễn, thì sẽ rất rủi ro khi nhiều cổ phiếu giá trị đã ở mức "bong bóng". Chuyên gia đến từ Agriseco chỉ ra thực tế trong năm 2021 mặc dù đại đa số nhà đầu tư có lãi, tuy nhiên vẫn có nhiều người thua lỗ, thậm chí thua lỗ nặng khi chạy theo bong bóng, sóng cổ phiếu penny.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta cho rằng diễn biến của nhóm cổ phiếu bất động sản trong thời gian qua đúng như chu kỳ tăng của cổ phiếu gồm 4 giai đoạn: (1) giá cổ phiếu "rẻ như bèo"; (2) sóng tăng bắt đầu xác lập, giá cổ phiếu vẫn hợp lý; (3) giai đoạn tăng "sốc" và (4) giai đoạn giảm.

Ông Minh đánh giá những cổ phiếu bất động sản, cụ thể là những mã đang có thị giá tăng quá cao, đi ngược với kết quả kinh doanh bết bát đang thuộc giai đoạn 3, định giá cổ phiếu đã không còn giá trị; đà tăng này đang quá "nóng", và vùng phân phối bắt đầu hình thành dần.

"Rủi ro sẽ đến với những người đến sau, ngoài những nhà đầu tư mua mới còn là những người mua thêm nhằm gia tăng tỷ trọng với kỳ vọng giá cổ phiếu tăng nhiều hơn nữa. Do đó chúng ta không nên mua thêm; đồng thời hạ tỷ trọng margin vì cú đảo chiều giảm sẽ đến bất kỳ lúc nào đặc biệt khi thời điểm Tết Âm Lịch đang đến gần", ông Minh đưa ra lời khuyên.

Báo cáo của một số công ty chứng khoán thời gian qua cũng đã điểm đến tên một số cổ phiếu bất động sản "siêu nóng" kèm theo khuyến nghị bán bởi lẽ thị giá đã tăng quá cao so với định giá hợp lý. CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) sử dụng cụm từ "Nguy hiểm" để khuyến nghị về cổ phiếu CEO. SBS nêu ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu CEO chỉ là 21.695 đồng/cổ phiếu, chỉ bằng 26% thị giá hiện tại.

Ngoài ra, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng khuyến nghị nhà đầu tư nên bán cổ phiếu DIG vì định giá không còn hấp dẫn với PB 2022 là 4,8 lần (cao hơn nhiều so với các công ty cùng ngành là 3,5 lần). VDSC định giá mục tiêu cho cổ phiếu DIG là 36.100 đồng/cp là hợp lý, tương đương mức giảm gần 70% so với giá trị hiện tại.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
9 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
8 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
8 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
7 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
6 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.