Khảo sát cũng đưa ra mức TNBQ đầu người chia theo 5 nhóm thu nhập, từ nhóm 1 (gồm 20% dân số nghèo nhất) tới nhóm 5 (gồm 20% dân số giàu nhất).
Cụ thể, mức TNBQ của nhóm giàu nhất trên cả nước là 9,18 triệu đồng/tháng, giảm 10.000 so với năm 2020.
Chia theo khu vực thành thị - nông thông, nhóm giàu nhất ở thành thị trung bình mỗi tháng có thu nhập 11,2 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này cao gấp gần 1,5 lần so với khu vực nông thôn.
Trong 6 vùng kinh tế, nhóm giàu nhất ở Đông Nam Bộ có TNBQ đầu người cao nhất với 11,6 triệu đồng/tháng. Tiếp theo là nhóm giàu nhất ở đồng bằng sông Hồng với mức thu nhập 10,3 triệu đồng/người/tháng.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nhóm thu nhập cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long có TNBQ đầu người gần 8 triệu đồng/tháng. Tại vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, nhóm 5 có TNBQ đầu người ở mức 7,2 triệu đồng/người, cao gấp 9,7 lần nhóm nghèo nhất tại vùng này. Đây cũng là vùng có chênh lệch thu nhập cao nhất cả nước giữa nhóm 5 và nhóm 1.
Theo kết quả khảo sát, Bình Dương là tỉnh có TNBQ đầu người cao nhất cả nước với mức thu nhập 7,1 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, TNBQ của nhóm giàu nhất tại tỉnh này chỉ xếp thứ 2 với 12,4 triệu đồng/người/tháng.
Đứng thứ nhất là Hà Nội với mức TNBQ của nhóm giàu nhất là 12,6 triệu đồng/tháng, cao gấp 6,3 lần so với nhóm nghèo nhất. Tuy nhiên, mức thu nhập này giảm 200.000 so với năm 2020 và giảm gần 1,5 triệu đồng so với năm 2019, năm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Cả 5 thành phố trực thuộc trung ương đều nằm trong top 10 địa phương có TNBQ nhóm 5 cao nhất cả nước. Cụ thể, nhóm giàu nhất ở TP. Hồ Chí Minh có TNBQ đầu người ở mức gần 12 triệu đồng/tháng. Nhóm 5 ở Đà Nẵng và Cần Thơ có thu nhập thấp hơn với mức TNBQ đầu người mỗi tháng lần lượt là 10,9 triệu đồng và 10 triệu đồng. Trong 5 thành phố trực thuộc, nhóm giàu nhất ở Hải Phòng có mức thu nhập thấp nhất với 9,6 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài ra, nhóm giàu nhất ở Đồng Nai cũng có mức thu nhấp khá cao với hơn 12 triệu đồng/người/tháng, cao thứ 3 trên cả nước.