Kết thúc phiên giao dịch đầu năm mới, thị trường chứng khoán đã chứng kiến một phiên tăng điểm tích cực khi VN-Index chính thức vượt qua ngưỡng tâm lý 1.200, với sự mức tăng 0,33% tương đương 3,97 điểm lên 1.202,5 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 868,7 triệu đơn vị, giá trị 19.398,9 tỷ đồng.
Sàn HNX có 106 mã tăng và 56 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 1,71 điểm (+0,74%) lên 232,75 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 60,5 triệu đơn vị, giá trị tương ứng đạt 1.277,8 tỷ đồng.
Sàn UPCoM-Index tăng 0,63 điểm lên mức 89,92 điểm.
Phiên giao dịch hôm chứng kiến sự nâng đỡ lớn từ các cổ phiếu ngân hàng như TCB tăng 2,95%, MBB tăng 2,77%, MSB tím trần, BAB, LBP... cũng đều phủ xanh. Ngoài ra, nhiều cổ phiếu trụ khác như HPG và REE cũng đóng góp tích cực vào đà tăng của chỉ số.
Nhóm tài chính tiếp tục dẫn đầu với mức tăng 2,13%, trong đó IPA tăng 1,86%, và TVC ghi nhận sự tăng trần.
Hai ông lớn như GVR và FPT là hai cổ phiếu dẫn đầu nhóm giảm điể ,trong đó FPT giảm 0,86%, GVR giảm 1,58%.
Tuy nhiên, khối ngoại đã đóng góp vào sự biến động khi bán ròng với số lượng lớn, vượt qua con số 375 tỷ đồng. Họ tập trung vào việc bán ròng các cổ phiếu như VNM (gần 132 tỷ đồng), CTG (gần 92 tỷ đồng), MWG (gần 82 tỷ đồng). Trong khi đó, ở phía mua ròng, MSB thu hút sự quan tâm lớn khi được mua ròng hơn 122 tỷ đồng, đứng đầu thị trường và góp phần tích cực cho sự tăng trần của phiên giao dịch, theo sau là HPG với số lượng mua ròng hơn 116 tỷ đồng.
Đánh giá về triển vọng năm 2024, ông Đinh Quang Hình, chuyên gia chứng khoán, lưu ý đến bốn yếu tố chính có thể thúc đẩy thanh khoản, bao gồm sự nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed, hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư; sự phục hồi đáng kể của lợi nhuận các công ty niêm yết; duy trì lãi suất thấp, giúp định giá thị trường; và kỳ vọng về vận hành hiệu quả của hệ thống KRX.
Khối ngoại, sau khi bán ròng mạnh vào tháng cuối cùng của năm 2023, đã giảm bán ròng xuống chỉ còn 320 tỷ đồng vào tháng 1/2024, thể hiện lòng tin của nhà đầu tư ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm mới.
Tỷ suất thu nhập trên giá (E/P) của VN-Index giảm xuống khoảng 7,0% trong tháng 1/2024, chủ yếu do sự tăng của VN-Index trong tháng. Đối diện, bình quân lãi suất huy động 12 tháng của các Ngân hàng Thương mại trong tháng này tiếp tục giảm.
Ông Hình tỏ ra lạc quan khi nhận định rằng chênh lệch giữa E/P và lãi suất tiền gửi vẫn duy trì ở mức cao, và với triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2024, dòng vốn nội vẫn dự kiến sẽ tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán .
Về hướng tiếp cận thị trường chứng khoán , ông Hình cho rằng VN-Index có thể đạt mốc 1.350 vào cuối năm 2024, dựa trên P/E đạt 14.3x và tăng trưởng EPS từ 16-18%. Mặc dù VN-Index đã vượt qua ngưỡng kháng cự 1.150 điểm, nhưng thanh khoản vẫn chưa thể nói là cải thiện đáng kể, đồng thời chỉ ra rằng đà tăng của VN-Index vẫn chưa mạnh mẽ.
Dù vậy, định giá thị trường vẫn hấp dẫn, và kết quả kinh doanh quý IV/2023 được công bố đồng loạt giúp cải thiện tâm lý thị trường. Dự kiến, thanh khoản có thể cải thiện trong nửa cuối tháng 2/2024, khi nhà đầu tư cá nhân quay trở lại thị trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, sự kiện Evergrande vẫn là một rủi ro tiềm ẩn, và cần theo dõi cẩn thận tác động của nó đối với thị trường tài chính toàn cầu trong tháng 2/2024 - theo đánh giá của các chuyên gia.
Trong khi đó, tại Báo cáo chiến lược đầu tư năm 2024, các chuyên gia AFA Capital đã đưa ra 3 kịch cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong kịch bản tích cực, VnIndex có thể sẽ giao dịch quanh mức 1.300 - 1.320 điểm.
Các yếu tố có thể hướng đến kịch bản tích cực gồm:
Mỹ: Lạm phát tại Mỹ tiếp tục giảm mạnh hơn kỳ vọng (CPI<2,6%). FED bắt đầu giảm lãi suất vào tháng 3 theo kỳ vọng của thị trường. Nền kinh tế Mỹ giảm tốc tuy nhiên tăng trưởng GDP ở mức ổn định (GDP>2%). Cuộc bầu cử tổng thống ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán .
Châu Âu: Kinh tế châu Âu có dấu hiệu phục hồi mạnh (GDP>1%).
Châu Á: Lãi suất tiếp tục giảm thêm ở Trung Quốc để tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (GDP >4,2%). Tiêu dùng phục hồi mạnh giúp Trung Quốc tăng phát trong năm 2024 (CPI > 1%). Chính phủ Trung Quốc tung ra các gói cứu trợ lớn để giải cứu thị trường BĐS và kích thích tiêu dùng.
Việt Nam: Lãi suất điều hành tiếp tục giảm khi FED giảm lãi suất sớm và tỷ giá ổn định (trượt < 2%). Đơn hàng quay trở lại khi kinh tế thế giới phục hồi giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại phục hồi. Tăng trưởng tín dụng phục hồi mạnh (15%-17%). Tăng trưởng tín dụng tăng mạnh trở lại ( 15%-17%) giúp cho thị trường BĐS Phục hồi và không xảy ra đổ vỡ trái phiếu doanh nghiệp.