Nhóm Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Úc hợp tác hỗ trợ phát triển thị trường vốn Việt Nam, tập trung thu hút nhà đầu tư nước ngoài

31/08/2021 10:17
Lộ trình do WBG đề xuất tập trung giải quyết những rào cản chính đối với khả năng tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài bằng cách áp dụng các cơ chế mới để nới lỏng yêu cầu ký quỹ trước giao dịch đối với các giao dịch chứng khoán, các giải pháp về giới hạn sở hữu nước ngoài đối với chứng khoán, và cải thiện việc công bố thông tin bằng tiếng Anh.

Trong bối cảnh Việt Nam tích cực huy động vốn để duy trì các hoạt động kinh tế và tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, ngày 31/8/2021, IFC, Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Úc đã hợp tác để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mục đích nhằm cải thiện hoạt động của thị trường chứng khoán để thu hút nhà đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn hỗ trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong nước, giúp phát triển kinh tế bền vững.

Hội nghị do Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phối hợp tổ chức đã thảo luận về Dự thảo Chiến lược Phát triển Thị trường Chứng khoán giai đoạn 2021-2030 do UBCKNN xây dựng và một lộ trình nhiều giai đoạn do WBG đề xuất để phát triển thị trường chứng khoán với trọng tâm là nâng cao khả năng tiếp cận của nhà đầu tư. Các cơ quan quản lý từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, các đối tác phát triển bao gồm Úc và Thụy Sĩ, và các bên tham gia thị trường cũng đã thảo luận về tiến độ triển khai quy định và đề xuất cơ chế làm việc chéo giữa các bộ ngành và cơ quan chính phủ nhằm tạo điều kiện phát triển thị trường.

Ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết: "Mục tiêu của chiến lược là xây dựng thị trường vốn trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, khơi thông tiềm năng của thị trường, phục vụ đắc lực cho tăng trưởng kinh tế, huy động nguồn vốn hợp lý, cân đối cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Kế hoạch được xây dựng phù hợp với các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất, đảm bảo bảo vệ nhà đầu tư và niềm tin của thị trường."

Lộ trình do WBG đề xuất tập trung giải quyết những rào cản chính đối với khả năng tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài bằng cách áp dụng các cơ chế mới để nới lỏng yêu cầu ký quỹ trước giao dịch đối với các giao dịch chứng khoán, các giải pháp về giới hạn sở hữu nước ngoài đối với chứng khoán, và cải thiện việc công bố thông tin bằng tiếng Anh.

"Một thị trường vốn phát triển sâu, rộng, hiệu quả và được quản lý tốt sẽ giúp tiếp cận nguồn tài chính dài hạn bằng nội tệ vốn rất cần thiết cho sự phát triển của một khu vực tư nhân thịnh vượng - động lực chính của việc làm và tăng trưởng bền vững," ông Lâm Bảo Quang, Quyền Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào cho biết. "Việc thúc đẩy đổi mới là cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết để có thể phát triển một nền tảng các nhà đầu tư đa dạng cho thị trường vốn trong nước khi các nguồn lực công trở nên khan hiếm và Việt Nam sẽ cần một lượng lớn vốn dài hạn bằng nội tệ để phục hồi và tiếp tục đầu tư cho tăng trưởng bền vững sau đại dịch COVID-19."

IFC và Ngân hàng Thế giới, hợp tác với Chính phủ Úc, đang thực hiện một chương trình tư vấn nhiều năm nhằm hỗ trợ phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc cải thiện khung pháp lý, hạ tầng thị trường, năng lực của các cơ quan quản lý và phát triển các sản phẩm mới. Hợp tác này là một phần của Chương trình Phát triển Thị trường Vốn Chung (J-CAP) - một sáng kiến ​​của WBG về phát triển thị trường vốn cổ phần và vốn nợ ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sáng kiến ​​J-CAP được thành lập vào năm 2017 với mục tiêu hỗ trợ các nước đang phát triển hiện thực hóa các lợi ích khi phát triển mạnh mẽ thị trường vốn trong nước.

"Các thị trường vốn phát triển, được quản lý tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế là rất quan trọng để đa dạng hóa các lựa chọn tài chính và sẽ đóng vai trò then chốt cho giai đoạn phát triển tiếp theo của Việt Nam. Các thị trường vốn phát triển sẽ cung cấp nguồn tài chính trong nước quan trọng cũng như hỗ trợ hiệu quả hơn các nhà đầu tư nước ngoài có chất lượng cao hơn," ông Mark Tattersall, Phó Đại sứ Úc tại Việt Nam cho biết. "Sau tuyên bố của Thủ tướng Úc Morrison vào tháng 1 năm 2021 về khoản hỗ trợ 2,2 triệu đô la Úc cho phát triển thị trường vốn của Việt Nam, chính phủ Úc rất vui được thông báo chúng tôi đã hợp tác với Nhóm Ngân hàng Thế giới và Ủy ban chứng khoán Nhà nước thông qua chương trình J-CAP nhằm đổi mới và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam."

Tại Việt Nam, hỗ trợ của chính phủ Úc đối với chương trình J-CAP về phát triển thị trường chứng khoán song hành cùng hỗ trợ của chính phủ Thụy Sĩ nhằm thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu – một bộ phận của thị trường vốn. Trên phạm vi toàn cầu, chương trình JCAP ở các quốc gia khác nhận được sự hỗ trợ của các chính phủ Đức, Na-uy, Úc, Luxembourg, Nhật Bản, Hà Lan cũng như Thụy Sĩ.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
47 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
51 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
16 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.