Nhu cầu tiêu dùng suy yếu, cổ phiếu bán lẻ chịu nhiều sức ép

17/03/2023 00:01
Sức kháng cự yếu thời gian qua của cổ phiếu bán lẻ phần nào đến từ sự đi xuống của kết quả kinh doanh trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và mặt bằng lãi suất ở mức cao.

Từng có sức chống chịu khá tốt trong giai đoạn thị trường bắt đầu gặp sóng gió quý 2/2022, nhóm cổ phiếu bán lẻ đã bất ngờ trượt dài từ giữa năm ngoái và vẫn chưa có dấu hiệu trở lại.

Thế giới di động (MWG) và Digiworld (DGW) đều đang quanh quẩn vùng đáy dài hạn cùng mức giảm hơn 50% so với đỉnh. Petrosetco (PET) gần như đi ngang từ đầu tháng 2 trong khi PSD đang có xu hướng tìm về vùng đáy. Bộ đôi này đều đã “bốc hơi” 60-65% thị giá so với đỉnh.

PNJ sau cú rướn về gần đỉnh nhờ hiệu ứng ngày vía thần tài cũng đã quay đầu giảm mạnh. Trong khi đó, FPT Retail (FRT) vẫn đang giằng co kể từ cuối tháng 1 đến nay. Tuy nhiên, 2 cổ phiếu này vẫn giảm ít nhất trong nhóm bán lẻ, lần lượt 16% và 38% so với đỉnh.

Nhu cầu tiêu dùng suy yếu, cổ phiếu bán lẻ chịu nhiều sức ép - Ảnh 1.

Sức kháng cự yếu thời gian qua của cổ phiếu bán lẻ phần nào đến từ sự đi xuống của kết quả kinh doanh. Kinh tế toàn cầu khó khăn và mặt bằng lãi suất ở mức cao khiến nhu cầu tiêu dùng chậm lại, đặc biệt là các mặt hàng không thiết yếu như thiết bị điện tử, điện thoại,…

Với Thế giới Di động (MWG) , đỉnh điểm khó khăn trong năm ngoái rơi vào quý 4 khi lợi nhuận sau thuế giảm mạnh đến 60,4% so với cùng kỳ, xuống còn 619 tỷ đồng, mức thấp trong nhiều năm. Tính chung cả năm 2022, lãi ròng của doanh nghiệp bán lẻ này giảm 16% xuống mức 4.102 tỷ đồng.

Tương tự, Digiworld (DGW) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh quý 4/2022 sụt giảm mạnh với doanh thu thuần đạt 4.075 tỷ đồng và LNST 155,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 48% và 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo giải trình, sau thời gian bùng nổ nhu cầu xu hướng học tập và làm việc tại nhà, lượng cầu mảng mảng máy tính xách tay và máy tính bảng bắt đầu suy giảm. LNST cả năm 2022 đạt 684 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ.

Petrosetco (PET) - nhà phân phối ủy quyền tất cả các dòng sản phẩm chính hãng của Apple tại Việt Nam, trong tháng 1/2023 ước đạt 1.210 tỷ đồng doanh thu và chỉ vỏn vẹn 2 tỷ động LNTT, lần lượt giảm 26% và 94% so với cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ hoạt động phân phối do kỳ nghỉ Tết âm lịch kéo dài (20/1-29/1/2023), đồng thời lượng hàng phục vụ Tết 2023 đã được bán từ tháng 12/2022. Năm 2022 trước đó, lợi nhuận của Petrosetco cũng giảm hơn 46% so với cùng kỳ, xuống 167,8 tỷ đồng.

Công ty con của Petrosetco là Dịch vụ phân phối tổng hợp Dầu khí (PSD) cũng báo lãi quý 4/2022 giảm 74% so với cùng kỳ, xuống còn 13,4 tỷ đồng. Nguyên nhân là do doanh thu giảm cùng biến động lãi suất vay tại các ngân hàng tăng dẫn tới chi phí tài chính bào mòn lợi nhuận sau thuế. Tính chung cả năm 2022, PSD lãi ròng gần 113 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ.

FPT Retail (FRT) cũng ghi nhận doanh thu quý 4/2022 giảm nhẹ xuống 8.491 tỷ đồng. Lãi ròng chỉ đạt 97 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ. LNST luỹ kế cả năm đạt 398 tỷ đồng, giảm so với năm 2021 và chỉ thực hiện 67,5% chỉ tiêu đề ra.

Theo giải trình, trong quý 4/2022, công ty đối mặt với nhiều bất lợi đến từ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong đợt mở bán sản phẩm mới của Apple, sức mua mặt hàng ICT giảm mạnh do bị ảnh hưởng bởi yếu tố vĩ mô, chi phí tài chính liên tục tăng cao do lãi suất tăng và căng thẳng thị trường vốn... dẫn đến kết quả kinh doanh năm của FPT Shop không đạt như kỳ vọng.

Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) là cái tên hiếm hoi vẫn ghi nhận tăng trưởng trong quý 4/2022 và 2 tháng đầu năm nay. Trong 2 tháng đầu năm, doanh thu thuần của PNJ đạt 7.066 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 522 tỷ đồng, lần lượt tăng 41% và 37% so với cùng kỳ. Quý 4 trước đó, PNJ đạt 7.098 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và lãi ròng 457 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.

Nhiều áp lực trong ngắn hạn

Bán lẻ vốn được đánh giá là lĩnh vực triển vọng trong năm 2023 khi mà tiêu dùng sẽ hồi phục mạnh mẽ sau Covid-19 kéo dài từ năm 2020-21. Tuy nhiên, trong báo cáo triển vọng nhóm ngành này thời gian tới, VDSC lại cho rằng, sự phục hồi doanh số bán lẻ hậu Covid có thể gây áp lực lên tăng trưởng năm 2023.

Sự chững lại ngắn hạn của chi tiêu trong nước lại đi cùng với suy thoái kinh tế vào năm 2023. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái và chính sách tiền tệ thắt chặt, ngân sách hộ gia đình bị thu hẹp có thể gây áp lực lên nhu cầu tiêu dùng. Hơn nữa, làn sóng cắt giảm việc làm trong các ngành thâm dụng lao động sẽ tiếp tục diễn ra cho đến ít nhất là quý 2/2023.

VDSC cho rằng, cùng với sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng sẽ có tác động không đồng nhất đến từng nhà bán lẻ Việt Nam. Các mặt hàng thiết yếu (FMCG, dược phẩm) và những mặt hàng không thiết yếu đắt tiền vẫn sẽ bán tốt, ngược lại các sản phẩm không thiết yếu ở phân khúc trung cấp, đặc biệt là các thiết bị công nghệ vốn được hưởng lợi từ nhu cầu bị dồn nén, có thể bị suy giảm tiêu thụ nặng nề nhất năm 2023.​

Nhu cầu tiêu dùng suy yếu, cổ phiếu bán lẻ chịu nhiều sức ép - Ảnh 2.

Đồng quan điểm, SSI Research cũng đánh giá tiêu dùng cho các sản phẩm không thiết yếu sẽ vẫn ảm đạm, ít nhất là cho đến nửa đầu năm 2023. Trong nửa đầu năm 2023, dự kiến giá điện, chi phí y tế và học phí sẽ tăng. Bên cạnh đó, thuế giá trị gia tăng cũng đã tăng lên mức 10% kể từ ngày 1/1/2023. Những yếu tố trên sẽ cùng cộng hưởng, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ cũng theo đó gặp nhiều thách thức.

Ngoài ra, một xu hướng đáng chú ý là việc hợp nhất thị trường có thể sẽ rõ ràng hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Các nền tảng thương mại điện tử thường giảm giá sâu, tạo ra tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong bối cảnh chi phí tăng, nhu cầu yếu, việc tiếp cận tín dụng ngân hàng khó khăn, các nhà bán lẻ trực tuyến và các nhà bán lẻ quy mô nhỏ sẽ đứng trước nguy cơ mất thị phần. Ở chiều ngược lại, những nhà bán lẻ có dòng tiền ổn định sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc giành thị phần.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
3 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
2 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
2 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
22 phút trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
33 phút trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.