Nhu cầu vàng thế giới chạm "đáy" 11 năm, dòng chảy vàng chuyển từ Á sang Âu

28/01/2021 13:08
Nhu cầu vàng trên toàn cầu năm 2020 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 11 năm do đại dịch Covid-19 kích thích nhu cầu vàng đầu tư tăng vọt trong khi làm tổn thương nghiêm trọng thị trường vàng trang sức cũng như vàng tích trữ của các ngân hàng trung ương.

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi vị trí địa lý trên thị trường vàng miếng, khiến dòng chảy vàng từ Châu Á - nơi vàng tiêu thụ chủ yếu làm trang sức - chuyển sang Châu Âu và Mỹ - nơi người dân mua vàng chủ yếu để đầu tư.

Đại dịch cũng đẩy giá vàng tăng 25% trong năm 2020 vì thị trường vàng đầu tư có mối liên quan chặt chẽ với tỷ giá đồng USD hơn là vàng trang sức.

Trong báo cáo mới nhất của mình, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết nhu cầu vàng toàn cầu đã giảm mạnh xuống 3.759,6 tấn trong năm 2020, thấp hơn 14% so với năm 2018, và là năm đầu tiên kể từ 2009 xuống dưới ngưỡng 4.000 tấn.

Cũng theo WGC, nhu cầu vàng thế giới riêng trong giai đoạn tháng 10 - 12/2020 đã giảm 28% so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ 783,4 tấn, mức thấp nhất tính theo quý kể từ 2008.

Nhu cầu vàng thế giới chạm đáy 11 năm, dòng chảy vàng chuyển từ Á sang Âu - Ảnh 1.

Theo truyền thống, vàng được sử dụng như một tài sản an toàn. Năm 2020, các nhà đầu tư đã mua 1.773,2 tấn vàng, tăng 40% so với năm 2019 và là mức cao kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.

Với mức giá hiện tại khoảng 1.850 USD/ounce, lượng vàng đó trị giá khoảng 100 tỷ USD.

Các quỹ giao dịch hối đoái (ETF) - giữ vàng cho các nhà đầu tư lớn - đã bổ sung vào kho lưu trữ của họ lượng vàng kỷ lục 877,1 tấn. Tuy nhiên, dòng chảy vàng đó đã đảo chiều vào cuối năm, khi tiền chảy trở lại các tài sản được hưởng lợi (tăng giá) bởi kinh tế tăng trưởng.

Nhu cầu mua vàng miếng và tiền xu của các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã tăng nhanh vào cuối năm, nâng tổng lượng mua vào của phân khúc này năm 2020 lên 896,1 tấn, tăng 3% so với năm 2019.

Nhu cầu vàng thế giới chạm đáy 11 năm, dòng chảy vàng chuyển từ Á sang Âu - Ảnh 2.

Tiêu thụ vàng trong lĩnh vực đồ trang sức - vốn từ trước đến nay là nguồn nhu cầu lớn nhất, với sự thống trị của Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới - đã giảm xuống còn 1.411,6 tấn do dịch Covid-19 khiến các cửa hàng kinh doanh phải đóng cửa, người dân không có việc làm nên thu nhập giảm, và giá vàng tăng quá cao hạn chế nhu cầu mua vào.

Con số này thấp hơn 34% so với năm 2019, và là năm tiêu thụ vàng trang sức thấp nhất từ trước tới nay, mặc dù đã có sự hồi phục vào cuối năm.

Năm 2020, các ngân hàng trung ương đã mua 273 tấn vàng, giảm 59% so với năm 2019, do lượng mua giảm mạnh trong nửa đầu năm.

WGC cho biết nguồn cung vàng đã giảm 4% trong năm 2020, xuống còn 4.633 tấn do dịch bệnh làm gián đoạn hoạt động khai thác vàng.

Nhu cầu vàng thế giới chạm đáy 11 năm, dòng chảy vàng chuyển từ Á sang Âu - Ảnh 3.

Tham khảo: Reuters/WGC

Tin mới

Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
7 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
7 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
5 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
6 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
7 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.594.820 VNĐ / tấn

185.50 JPY / kg

3.94 %

- 7.60

Đường

SUGAR

10.952.589 VNĐ / tấn

19.38 UScents / lb

1.07 %

- 0.21

Cacao

COCOA

237.595.492 VNĐ / tấn

9,268.50 USD / mt

3.35 %

+ 300.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

216.960.720 VNĐ / tấn

383.90 UScents / lb

0.79 %

- 3.07

Gạo

RICE

15.425 VNĐ / tấn

13.23 USD / CWT

0.56 %

- 0.08

Đậu nành

SOYBEANS

9.516.165 VNĐ / tấn

1,010.30 UScents / bu

1.87 %

- 19.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.026.530 VNĐ / tấn

284.05 USD / ust

1.10 %

- 3.15

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
8 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
9 giờ trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Một loại sản vật thế giới lên cơn khát còn Việt Nam trồng hơn 600.000 ha: Giá tăng gần gấp đôi Nhật Bản vẫn mua mạnh, thu hơn 3.300 tỷ từ đầu năm
16 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này giúp Việt Nam thu về số tiền kỷ lục.
Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD
1 ngày trước
“Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.