Nhựa Opec: Quy mô lớn nhất ngành với doanh thu hơn 16.000 tỷ, gấp 3-4 lần Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong nhưng lợi nhuận lại chỉ “tượng trưng”

15/06/2021 11:54
Nhựa Opec là cái tên kín tiếng trên thị trường nhưng lại nổi danh trong ngành nhựa khi doanh thu thường xuyên duy trì tăng trưởng cao qua từng năm, gấp đôi cả những "đại gia" ngành nhựa đang niêm yết như Nhựa Bình Minh hay Nhựa Tiền Phòng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận của doanh nghiệp này lại thấp bất ngờ, với lợi nhuận hàng năm chỉ mang tính tượng trưng.

Công ty cổ phần Nhựa Opec, tiền thân là Nhà máy Nhựa Á Châu đi vào hoạt động từ năm 2002. Đến tháng 9/2009, Công ty Nhựa Opec được thành lập, với lĩnh vực chính là chuyên kinh doanh nhập khẩu và phân phối hạt nhựa (PVE, PVC). Trên website của mình, Opec tự giới thiệu là "nhà phân phối hạt nhựa lớn nhất tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á, đồng thời cũng được biết đến như một trong những doanh nghiệp sản xuất bao bì sinh học tự hủy hàng đầu cả nước".

Công ty này có vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ đồng, do ba cổ đông sáng lập gồm ông Nguyễn Đức Hà (10% vốn điều lệ), ông Nguyễn Minh Tú (35% vốn điều lệ) và ông Đinh Đức Thắng (55% vốn điều lệ). Vị doanh nhân sinh năm 1978, vừa là cổ đông lớn nhất của Nhựa Open, vừa giữ chức Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc kiêm người đại diện trước pháp luật của công ty này.

Trải qua nhiều lần tăng vốn trong hơn 10 năm qua, vốn điều lệ của Nhựa Opec đã tăng gấp 10 lần so với ban đầu, đạt 550 tỷ đồng. Hiện tại, ngoài trụ sở chính tại tầng 13, Tháp BIDV, 194 Trần Quang Khải, Hà Nội, Nhựa Opec còn có các Văn phòng đại diện và nhiều trung tâm Logistics tại 3 Miền Bắc – Trung – Nam, cùng các văn phòng đại diện tại Singapore, Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Dubai, Mỹ và hai nhà máy sản xuất bao bì nhựa xuất khẩu tại Khu công nghiệp Phố Nối A, Hưng Yên và tại Km 56, Quốc Lộ 5, TP Hải Dương với tổng diện tích gần 10ha đã đi vào hoạt động từ năm 2012.

Chỉ trong hơn thập kỷ phát triển, Nhựa Opec trở thành một những doanh nghiệp có thị phần dẫn đầu trong mảng kinh doanh hạt nhựa, vượt mặt những đại gia sừng sỏ.

Khách hàng của doanh nghiệp này đều là các tập đoàn lớn trên thế giới và trong nước, như: Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PVN), Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Công ty Cổ phần nhà và thương mại dầu khí (PVBuilding, Petronas (Malaysia); SCG (Thái Lan), Basell (Ả Rập); Chevron Phillips (Singapore); LG (Hàn Quốc), Lotte (Hàn Quốc), Hanwha (Hàn Quốc), ITOCHU (Nhật Bản), Mitsubishi (Nhật Bản)….

Ngoài Nhựa Opec, ông Đinh Đức Thắng còn nắm giữ vị trí đại diện cho một loạt doanh nghiệp khác như: Công ty TNHH Stavian Việt Nam Holdings, Công ty TNHH Tập đoàn Stavian (Stavian Group), Công ty cổ phần Stavian Công nghiệp và Dịch vụ. Còn ông Nguyễn Minh Tú từng được biết tới là một nhân sự chủ chốt của Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam – Công ty cổ phần (Vinamotor).

Doanh thu gấp đôi Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh, nhưng lợi nhuận "lèo tèo"

Nhựa Opec đến cuối năm 2019 có quy mô vốn chủ sở hữu đạt 675 tỷ đồng. Con số này, nếu so với Nhựa Bình Minh hay Nhựa Tiền Phong, có phần khiêm tốn hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp kín tiếng này lại có quy mô tổng tài sản và doanh thu đáng nể.

Tổng tài sản của Nhựa Opec đến cuối năm 2019 đạt hơn 7.200 tỷ đồng. Con số này còn lớn hơn quy mô tài sản của của Nhựa Bình Minh hay Nhựa Tiền Phong cộng lại. Với vốn chủ sở hữu "mỏng", phần lớn tài sản của Nhựa Opec được tài trợ bởi nợ phải trả, với tỷ lệ trên tổng tài sản thường xuyên duy trì trên 90% .

Dù mức độ sử dụng đòn bẩy vốn đang có dấu hiệu giảm dần qua từng năm, tuy nhiên, việc duy trì tỷ lệ nợ phải trả ở mức cao ít nhiều đã tạo ra áp lực không nhỏ lên tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của Nhựa Opec.

Nhựa Opec: Quy mô lớn nhất ngành với doanh thu hơn 16.000 tỷ, gấp 3-4 lần Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong nhưng lợi nhuận lại chỉ “tượng trưng” - Ảnh 1.

Thực tế, các chỉ tiêu kinh doanh chính của doanh nghiệp này có biến động trái chiều trong những năm trở lại đây khi doanh thu thường xuyên duy trì tăng trưởng cao qua từng năm thì lợi nhuận lại thu hẹp.

Năm 2019, Nhựa Opec tạo ra 16.162 tỷ đồng doanh thu, ghi nhận mức tăng trưởng 11,5% so với cùng kỳ và là mức cao nhất kể từ khi hoạt động. Tuy nhiên, doanh nghiệp này chỉ thu về vỏn vẹn 37 tỷ đồng lợi nhuận ròng, giảm tới 64% so với năm trước đó. Biên lợi nhuận vỏn vẹn 0,22% tương đương 1.000 đồng doanh thu chỉ mang về hơn 2 đồng lãi.

So sánh sẽ là không tương xứng khi Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh hoạt động trong một ngành hàng khác của mảng nhựa, nhưng chênh lệch biên lợi nhuận tới vài chục lần khiến Nhựa Opec trở nên lép vế về khía cạnh sinh lời.

Con số này có thể do Nhựa Opec hoạt động trong mảng phân phối và chịu áp lực tài chính quá lớn. Tuy nhiên, ngay cả một doanh nghiệp có phần tương đồng như Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh (AAA) cũng đạt biên lợi nhuận ròng 4-5% mỗi năm.

Lợi nhuận không theo kịp quá trình tăng vốn khiến các tỷ suất sinh lời của Nhưa Opec chỉ ở mức thấp. Năm 2019, hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) vỏn vẹn 0,5% trong khi hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng chỉ ở mức xấp xỉ 5,5%.

Nhựa Opec: Quy mô lớn nhất ngành với doanh thu hơn 16.000 tỷ, gấp 3-4 lần Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong nhưng lợi nhuận lại chỉ “tượng trưng” - Ảnh 2.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
10 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
11 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
12 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
12 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
12 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.