Những biểu đồ cho thấy núi nợ của Trung Quốc đang rất đáng ngại

29/06/2021 10:45
Nợ của Trung Quốc đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua và là một trong những thách thức kinh tế lớn nhất mà Bắc Kinh phải đối mặt.

Trung Quốc xác định đống nợ đang phình to là mối đe dọa tiềm tàng đối với sự ổn định kinh tế. Chính vì thế, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã cố gắng giảm sự phục thuộc vào tăng trưởng thông qua nợ. Tuy nhiên, những nỗ lực đó bị đình trệ trong phần lớn năm 2020 do đại dịch Covid-19 bùng phát.

Đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và khiến các nhà chức trách phải tạo điều kiện để các công ty vay vốn dễ hơn. Do đó, nợ của Trung Quốc (tính theo quy mô nền kinh tế) cũng tăng lên mức kỷ lục vào năm 2020.

Dưới đây là cái nhìn tổng quan về sự gia tăng nợ của Trung Quốc những năm qua cũng như ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế.

Mức nợ cao kỷ lục

Trung Quốc gia tăng nợ nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 và 2008, khi các nhà chức trách đưa ra một gói kích thích khổng lồ với nguồn từ các khoản vay ngân hàng.

Dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy mức nợ của Trung Quốc ổn định trong vài năm trước khi tăng tốc đáng kể và đạt mốc cao nhất mọi thời đại là 290% GDP vào quý 3 năm ngoái.

Những biểu đồ cho thấy núi nợ của Trung Quốc đang rất đáng ngại - Ảnh 1.

Tuy nhiên, Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất ghi nhận mức nợ tăng vọt vào năm 2020. Dữ liệu của BIS cho thấy các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu cũng có tỷ lệ nợ/GDP gia tăng. Đây là hệ quả của việc các chính phủ tung ra những gói kích thích khổng lồ để giúp doanh nghiệp và các hộ gia đình vượt qua thách thức mà đại dịch gây ra.

Thành phần nợ của Trung Quốc

Nợ của Trung Quốc không giống như nợ của Mỹ và Nhật Bản. Số liệu của BIS cho thấy khối doanh nghiệp ở Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong số nợ lên tới 160% GDP. Trong khi đó, nợ chính phủ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nợ ở cả Mỹ và Nhật Bản.

Với nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch, Trung Quốc tiếp tục kéo dài những nỗ lực mà họ đã tiến hành nhiều năm qua để kiềm chế nợ trong những tháng gần đây. Việc khống chế thành công đại dịch và cho phép nền kinh tế mở cửa trở lại, giúp Trung Quốc có công cụ để kiềm chế nợ.

Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Anh Barclays dự báo tăng trưởng tín dụng ở Trung Quốc sẽ ở mức 10 tới 10,5% vào cuối năm nay so với mức 13,3% vào cuối năm 2020.

Sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc

Sự bùng nổ của nền kinh tế dựa vào vay nợ đã giúp Trung Quốc vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào năm 2010. Bắc Kinh vẫn tiếp tục giữ vững vị thế đó và đang đe dọa vị trí số 1 của Mỹ.

Những biểu đồ cho thấy núi nợ của Trung Quốc đang rất đáng ngại - Ảnh 3.

Hồi tháng 11 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt mục tiêu tăng gấp đôi quy mô của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc vào năm 2035.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh có thể không đạt được mục tiêu này. Việc giảm nợ đồng thời cũng làm giảm triển vọng kinh tế của Trung Quốc trong những năm tới. Trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế dựa nhiều hơn vào tiêu dùng đã không mấy phát huy hiệu quả.

Một số người khác thì cho rằng những trở ngại này chỉ làm chậm chứ không thể làm trật quỹ đạo tổng thể của Trung Quốc. Họ lập luận rằng việc Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ là vấn đề thời gian.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
12 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
27 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
6 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
9 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
23 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.