Những cái "nhất" của người lao động Việt Nam ở nước ngoài: trả phí cao nhất, vay mượn lớn nhất, thời gian trả nợ lâu nhất

30/10/2019 07:17
Nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra một lưu ý: Hơn 75% lao động Việt Nam được phỏng vấn cho biết họ bị vi phạm quyền lao động khi làm việc ở nước ngoài.

ILO vừa phát đi thông điệp liên quan đến vấn đề di cư lao động. Tổ chức này nhấn mạnh "di cư lao động nên là sự lựa chọn an toàn".

"Trên nguyên tắc hợp tác, di cư lao động có thể là động lực phát triển tích cực, và giảm thiểu những nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn của người lao động di cư," Giám đốc ILO Việt Nam, Chang-Hee Lee cho biết.

Theo ông, khi quyền của lao động di cư được tôn trọng, và hành trình di cư của họ được an toàn, bản thân họ, gia đình và cả xã hội có thể được hưởng lợi từ nguồn kiều hối gửi về cũng như nâng cao được kỹ năng tay nghề.

Số liệu ghi nhận lượng người Việt Nam ra nước ngoài làm việc đang gia tăng. Tính riêng năm 2019, lượng lao động xuất cảnh theo hợp đồng là 142 nghìn người, trong đó, khoảng 50 nghìn người là nữ giới,

Theo ước tính của Chính phủ, người lao động di cư gửi về nhà 2,5-3 tỷ USD mỗi năm. Ngoài ra, các báo cáo cũng cho thấy sự gia tăng đối với luồng di cư không hợp thức sang các nước trong khu vực và Châu Âu.

Theo ILO, di cư lao động không hợp thức đề cập tới hiện tượng người dân di chuyển ngoài khuôn khổ pháp luật, quy định hoặc các hiệp định quốc tế liên quan tới việc nhập cảnh và xuất cảnh từ quốc gia xuất phát, quốc gia trung chuyển hoặc quốc gia điểm đến.

Việc di cư không hợp thức được ông Chang-Hee Lee nhấn mạnh sẽ khiến cho người lao động có nguy cơ bị bóc lột và hạn chế khả năng tiếp cận hỗ trợ, công lý khi ở nước ngoài.

Tổ chức này duy trì nguyên tắc được thông qua tại Công ước các tổ chức dịch vụ việc làm tư nhân năm 1997 (Công ước số 181) và  Nghị định thư năm 2014 liên quan đến Công ước lao động cưỡng bức năm 1930 (Công ước số 29) rằng, người lao động, đặc biệt là lao động di cư phải được bảo vệ khỏi sự lạm dụng và hoạt động tuyển dụng phi pháp. Nợ nần khi di cư sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro bị mua bán và cưỡng bức lao động. Lao động di cư do vậy, cần phải được đảm bảo rằng họ không phải trả bất kỳ phí hoặc chi phí tuyển dụng nào.

Một nghiên cứu gần đây của ILO và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho thấy, người lao động có rất ít khả năng kiểm soát sự thành công hay thất bại trong quá trình di cư, cho dù quyết định lựa chọn di cư của họ là theo kênh nào. Xét ở phương diện lớn hơn, tăng cường kết quả tích cực từ quá trình di cư đòi hỏi sự thay đổi về chính sách và thực tiễn từ những người có trách nhiệm – các Chính phủ, người sử dụng lao động, các đơn vị tuyển dụng- hơn là hành vi của người lao động di cư.

Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng người lao động Việt Nam đã phải trả chi phí cao nhất so với một số nước trong khu vực để đi làm việc ở nước ngoài. Lao động cũng phải vay mượn khoản tiền lớn nhất và làm việc trong khoảng thời gian lâu nhất – lên đến 11 tháng – để có thể chi trả khoản nợ này. Hơn ba phần tư lao động Việt Nam được phỏng vấn (77% lao động nam và 75% lao động nữ) trả lời rằng họ bị vi phạm quyền lao động khi làm việc ở nước ngoài.

Với vấn đề di cư lao động, ILO kêu gọi các Chính phủ tang cường nỗ lực để hỗ trợ người lao động di cư thông qua các biện pháp như: Thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia phái cử, trung chuyển và tiếp nhận để tăng cường và đảm bảo những lựa chọn di cư hợp thức, đặc biệt là đối với lao động nữ, nhằm đảm bảo nhu cầu về việc làm thỏa đáng; Phát triển các kênh di cư hợp thức ít tốn kém tiền của, thời gian và ít phức tạp hơn; Chuyển chi phí tuyển dụng từ người lao động sang người sử dụng lao động…

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
38 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
51 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
26 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
34 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
15 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Tivi giảm giá sốc, nhiều mẫu chỉ còn dưới 3 triệu đồng/chiếc
19 giờ trước
Ngoài việc giảm giá lên đến 90%, nhiều mẫu tivi còn được tặng kèm quà hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
20 giờ trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.
Hàng chục nghìn tấn ‘vàng trên cây’ từ Indonesia đổ bộ Việt Nam: Toàn cầu liên tục khan hiếm, nước ta nắm trùm với 60% sản lượng
20 giờ trước
Nguồn cung sụt giảm từ nước ta đang gây tác động lớn đến giá trên toàn thế giới.