Khi đề cập đến những con hổ châu Á sẽ thường nhắc đến 4 nền kinh tế tăng trưởng cao tại châu Á, bao gồm Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Được thúc đẩy bởi xuất khẩu và công nghiệp hóa nhanh chóng, Bốn con hổ châu Á đã liên tục duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao kể từ những năm 1960, và đã cùng nhau gia nhập hàng ngũ các quốc gia giàu có nhất thế giới.
Theo đó, Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore là một trong những trung tâm tài chính nổi tiếng nhất thế giới, trong khi Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) là những trung tâm thiết yếu cho sản xuất ô tô và linh kiện điện tử toàn cầu, cũng như công nghệ thông tin.
Trong hai tháng đầu năm, 4 con hổ châu Á đã đầu tư bao nhiêu tiền vào Việt Nam?
Singapore
Theo báo cáo về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Singapore là quốc gia đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong hai tháng đầu năm 2023. Cụ thể, tính từ đầu năm đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt 978 triệu USD. Trong đó, có 37 dự án được cấp mới, với số vốn đăng ký cấp mới đạt 769 triệu USD; 14 dự án đăng ký điều chỉnh vốn, với vốn đăng ký đièu chỉnh đạt 79,6 triệu USD; 51 dự án góp vốn mua cổ phẩn với tổng giá trị đạt 129,5 triệu USD.
Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/2/2023, Singapore là đối tác có tổng vốn đầu tư lớn thứ hai trên tổng số 142 đối tác đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam, với 3.154 dự án còn hiệu lực có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 72 tỷ USD.
Hàn Quốc
Trong hai tháng đầu năm 2023, tổng vốn đăng ký bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của các nhà đầu tư Hàn Quốc đạt 223,89 triệu USD, xếp thứ 5 trên tổng số 51 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam.
Trong đó, có 41 dự án được cấp mới, với số vốn đăng ký cấp mới đạt 53 triệu USD; 28 dự án đăng ký điều chỉnh vốn, với vốn đăng ký đièu chỉnh đạt 139 triệu USD; 134 dự án góp vốn mua cổ phẩn với tổng giá trị đạt 32 triệu USD.
Mặc dù lượng vốn đầu tư Hàn Quốc rót vào Việt Nam chỉ cao thứ 5 trong hai tháng đầu năm 2023, nhưng nếu xét luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/2/2023, Hàn Quốc là đối tác có tổng vốn đầu `tư vào Việt Nam lớn nhất trong tổng số 142 đối tác đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, có 9.585 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 81,2 tỷ USD.
Nguồn: Bộ KHĐT
Đài Loan (Trung Quốc)
Với tổng vốn đăng ký bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt 407,06 triệu USD, Đài Loan (Trung Quốc) là nền kinh tế đầu tư vào Việt Nam cao thứ hai trong hai tháng đầu năm 2023, sau Singapore. Trong đó, có 14 dự án được cấp mới, với số vốn đăng ký cấp mới đạt 234,61 triệu USD; 16 dự án đăng ký điều chỉnh vốn, với vốn đăng ký đièu chỉnh đạt 56,71 triệu USD; 24 dự án góp vốn mua cổ phẩn với tổng giá trị đạt 115,74 triệu USD.
Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/2/2023, Đài Loan là đối tác có tổng vốn đầu tư lớn thứ 4 trên tổng số 142 đối tác đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam, với 2.924 dự án còn hiệu lực, tương đương với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 36,82 tỷ USD.
Hong Kong (Trung Quốc)
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đăng ký bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp các nhà đầu tư Hong Kong (Trung Quốc) đã đầu tư vào Việt Nam đạt khoảng 103,42 triệu USD trong hai tháng đầu năm 2023. Trong đó, có 21 dự án được cấp mới, với số vốn đăng ký cấp mới đạt 83,58 triệu USD; 11 dự án đăng ký điều chỉnh vốn, với vốn đăng ký đièu chỉnh đạt 4 triệu USD; 9 dự án góp vốn mua cổ phẩn với tổng giá trị đạt 15,84 triệu USD.
Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/2/2023, Hong Kong là đối tác có tổng vốn đầu tư lớn thứ năm trên tổng số 142 đối tác đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam, với 2.183 dự án còn hiệu lực có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 29,6 tỷ USD.