Những con số biết nói đằng sau đường ống dẫn khí "khủng" nối Nga với Trung Quốc

29/07/2022 07:05
Được mô tả là dự án năng lượng quan trọng nhất của Nga kể từ đầu thập niên 1990, đường ống dẫn khí Power of Siberia, nối từ Siberia tới Thượng Hải, có giá dao động từ 55-70 tỷ USD.

Ngày 2/12/2019 được Forbes mô tả là một ngày quan trọng trong mỗi quan hệ chiến lược giữa Bắc Kinh và Moscow. Đó là ngày dòng khí đốt đầu tiên của Nga được đưa tới Trung Quốc thông qua hệ thống đường ống Power of Siberia. Với giá trị 55 tỷ USD, dự án này là một phần quan trọng trong thỏa thuận 400 tỷ USD nhằm cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ m3 khí tự nhiên mỗi năm trong 30 năm.

Đường ống dài gần 3.000 km sẽ giúp Nga có một khách hàng khổng lồ là Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây ngày càng căng thẳng, nhất là sau những biến động năm 2014, đường ống này sẽ giúp Nga giảm phụ thuộc vào khách hàng châu Âu, những người đã đình chỉ đường ống Nord Stream 2 và không giấu diếm quyết tâm giảm mua khí tự nhiên của Nga sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Nga là quốc gia có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, chiếm tổng 20% lượng khí đốt toàn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc nhiều năm là nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới. Việc Moscow tìm tới Bắc Kinh trong bối cảnh phương Tây đang ngày càng gia tăng áp lực là điều dường như là hiển nhiên.

Những con số biết nói đằng sau đường ống dẫn khí khủng nối Nga với Trung Quốc - Ảnh 1.

Tuy nhiên, Power of Siberia không phải dự án mới. Năm 2007, Bộ Công nghiệp và Năng lượng Nga đã phê duyệt cái gọi là Chương trình Khí đốt Miền Đông, bao gồm việc xây dựng đường ống dẫn khí Yakutia–Khabarovsk–Vladivostok. Ngày 29/10/2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho ông Alexey Miller, Giám đốc điều hành của Gazprom bắt đầu xây dựng đường ống. Cuối năm 2012, dự án đường ống dẫn khí này được đổi tên thành Power of Siberia.

Ngày 21/5/2014, Nga và Trung Quốc ký thỏa thuận khí đốt kéo dài 30 năm trị giá 400 tỷ USD. Việc xây dựng được khởi động vào ngày 1/9/2014 tại Yakutsk. Tổng thống Nga Putin đích thân tham dự sự kiện này cùng với Phó Thủ tướng Trung Quốc khi đó là ông Zhang Gaoli. Việc xây dựng đường ống ở phần lãnh thổ Trung Quốc được khởi động ngày 20/6/2015.

Vào ngày 4/9/2016, ông Miller của Gazprom và ông Wang Yilin, chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã ký thỏa thuận xây dựng dự án vượt sông Amur cho đường ống. Hai đường hầm dưới sông được China Petroleum Pipeline hoàn thành vào tháng 3/2019.

Năm 2017, việc xây dựng hệ thống bơm ở Atamanskaya (Zeyskaya) chính thức bắt đầu. Các trạm bơm Atamanskaya và Chayandinskaya được hoàn thành vào năm 2019. Dự kiến tới năm 2022, việc xây dựng hệ thống các trạm bơm khí này sẽ hoàn tất. Đường ống này được bơm khí vào tháng 10/2019 và lô khí đốt đầu tiên tới Trung Quốc vào ngày 2/12/2019.

Theo số liệu ước đoán, toàn bộ dự án Power of Siberia sẽ ngốn hết 55 tới 70 tỷ USD, bao gồm cả việc mở thêm mỏ và xây dựng nhà máy xử lý khí đốt. Tổng chiều dài của tuyến khi hoàn thành sẽ là gần 4.000 km với công suất tối đa lên tới 61 tỷ m3 khí tự nhiên mỗi năm, trong đó có 38 tỷ m3 được cung cấp cho Trung Quốc.

Trên toàn tuyến có 9 trạm bơm. Đường ống được cho là chịu được nhiệt độ thấp tới -62 độ C cũng như sống sót trước động đất hay biến dạng địa chất. Khối lượng các ống được sử dụng lên tới 2,25 triệu tấn.

Đối với Trung Quốc, đường ống dẫn khí Power of Siberia là chìa khóa để nước này đang dạng hóa nguồn cung khí đốt. Nó cũng sẽ giúp nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm phụ thuộc vào than, qua đó giảm phát thải carbon.

https://cafef.vn/nhung-con-so-biet-noi-dang-sau-duong-ong-dan-khi-khung-noi-nga-voi-trung-quoc-20220728170939732.chn

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
14 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
55 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
15 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
43 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
2 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
7 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.