Báo cáo cho biết: khu vực doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam rất đa dạng, sôi động và phát triển. Có một làn sóng khởi nghiệp mới đối với doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. 35% số doanh nghiệp tham gia khảo sát mới hoạt động kể từ năm 2015 trở lại đây, chủ yếu do giới trẻ lãnh đạo.
Phần lớn các doanh nghiệp xã hội được dẫn dắt bởi những người có trình độ học vấn cao. 70% lãnh đạo có trình độ đại học, 42% có bằng cử nhân.
Doanh nghiệp xã hội quy mô nhỏ chiếm 40%, với doanh thu trên dưới 1 tỷ VND. 19% doanh nghiệp báo cáo doanh thu từ 1 đến 5 tỷ VND và 23% có doanh thu từ 5 đến 25 tỷ VND; có tới 12% doanh nghiệp báo cáo doanh thu trên 25 tỷ VND.
Hầu hết các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam đều kinh doanh có lợi nhuận. Hơn 60% số doanh nghiệp khảo sát báo cáo rằng họ đạt kinh doanh có lãi năm ngoái. 6% đạt mức hòa vốn và chỉ có 10% tổng số là thua lỗ.
Doanh nghiệp xã hội có hình thức pháp lý đa dạng. Một số được đăng ký là dưới hình thức hoạt động là doanh nghiệp xã hội trong khi những doanh nghiệp khác được coi như doanh nghiệp tư nhân thông thường. Một số hoạt động dưới hình thức hợp tác xã hoặc các hình thức khác.
Các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam đều có công trong việc tạo ra việc làm cho lao động trong nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các doanh nghiệp xã hội có xu hướng làm việc trong các ngành thâm dụng lao động, với trình độ kỹ năng và cải tiến công nghệ tương đối thấp. Lĩnh vực phổ biến nhất mà các doanh nghiệp xã hội Việt Nam hoạt động là nông nghiệp, chiếm 35%. Tiếp theo là y tế (9%), giáo dục (9%) và môi trường (7%).
Các doanh nghiệp xã hội đang hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, thường là người khuyết tật hoặc những người thất nghiệp dài hạn. Họ cũng đang mở ra cơ hội cho phụ nữ và thế hệ trẻ đảm nhận vai trò lãnh đạo. Lãnh đạo các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam còn khá trẻ với nhóm lãnh đạo trong độ tuổi từ 25 đến 44 tuổi lớn chiếm tỷ trọng lớn nhất (58%). Gần 50% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xã hội là phụ nữ.
Doanh nghiệp xã hội đang hoạt động trên khắp Việt Nam và sẽ còn phát triển hơn thế nữa. 50% các doanh nghiệp xã hội có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Gần 50% còn lại hoạt động ở khu vực nông thôn.
Họ không chỉ hoạt động tại địa phương mà còn có tham vọng vươn lên tầm quốc gia và quốc tế. 30% tổng số doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam đang hoạt động tại thị trường quốc gia và 22% hoạt động trên thị trường quốc tế.
Hầu như tất cả các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam đều có kế hoạch phát triển thông qua việc phát triển và ra mắt các sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Họ rất cầu tiến, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với rào cản. Các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết: tuyển dụng nhân viên lành nghề và quản lý tài chính là những thách thức hàng đầu đối với họ. Họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nhà đầu tư.