Tác động của virus corona lên ngành du lịch Việt Nam là khá đáng kể, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam có hơn 2 triệu khách du lịch nước ngoài trong tháng 1 này, trong đó hơn 30% lượng khách đến từ Trung Quốc và 2 thị trường lớn khác là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ngoài ra, Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hợp Quốc cũng vừa xếp Việt Nam là điểm đến du lịch phát triển nhanh thứ 7 trên toàn cầu (tăng 3 bậc so với năm ngoái).
Trung Quốc đã có lệnh cấm du lịch theo nhóm và các hãng hàng không đã tạm ngừng bay, bao gồm cả các hãng hàng không của Việt Nam. Vì vậy, tác động lại càng lan rộng và ảnh hưởng tiêu cực đến các hãng hàng không, khách sạn, công ty lữ hành, nhà hàng, cửa hàng, công ty vận tải và chủ sở hữu nhà riêng cung cấp chỗ ở chung thông qua các trang web như AirBnB.
Theo báo cáo, nghiên cứu ban đầu cho thấy khách sạn tại các thành phố lớn (Hà Nội và TP HCM) hay các điểm đến nghỉ dưỡng (Sapa, Đà Nẵng, Cam Ranh Nha Trang) bị giảm 20% đến 50% công suất phòng, và các công ty lữ hành (TP HCM và Hạ Long) giảm khoảng 50%.
Các khách sạn ở Cam Ranh/Nha Trang báo cáo tỷ lệ lấp đầy các khách sạn tập trung cho du khách Trung Quốc giảm tới 98%, trong khi các khách sạn khác đã bị hủy trung bình 50% lượt đặt phòng và giảm 70% lượt đặt phòng trong tương lai. Lượt đặt phòng trong trương lai từ các thị trường khác như Châu Âu và Úc nhìn chung chỉ giảm 20%.
Các hãng hàng không trong nước đã gặp khó khăn hơn khi các chuyến bay bị đình chỉ hoặc hạn chế đáng kể đến Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan và giảm khoảng 50% lượt đặt vé trong khu vực. Theo nguồn tin địa phương, nhu cầu bay trong các thị trường đường dài chỉ giảm khoảng 20%, tương tự như các khách sạn nghỉ dưỡng.
Các công ty du lịch và lữ hành cũng không khác gì các khách sạn và các hãng hàng không. Trong dịp Tết hay vào những ngày thường, Vịnh Hạ Long thường chào đón khoảng 6.000 – 8.000 du khách mỗi ngày nhưng vào Chủ nhật ngày 2/2, con số này đã giảm xuống còn 4.300, đa số đến từ Châu Âu.
Những người trông coi và sở hữu các gian hàng nhìn chung báo cáo giảm 50% doanh thu trong hoạt động kinh doanh, không có khách hàng Trung Quốc và ít khách Hàn Quốc hay Nhật Bản. Điều này cũng đúng với các địa điểm du lịch nhưng ít nhất tối thiểu Thủ tướng đã chỉ đạo vẫn mở cửa các địa điểm này.
Có khả năng tình trạng này vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi sự lây lan virus giảm xuống hàng ngày và có thể phát minh ra vắc-xin phòng ngừa sớm. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia y tế thì cần khoảng vài tháng nữa.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang nỗ lực hết mình để hỗ trợ ngành du lịch. Một điều tích cực, như đã được thực hiện trong SARS, là sẽ tiếp tục tiếp thị tới các thị trường đường dài, mà dù sao chúng ta cũng cần cải thiện chi tiêu trung bình và thời gian lưu trú của du khách nước ngoài và giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Đọc thêm tác động kinh tế do virus Corona tại đây
Để hỗ trợ thêm cho vấn đề này, Chính phủ nên xem xét cấp ngay lập tức miễn thị thực 30 ngày cho công dân Úc và New Zealand, công dân từ các quốc gia phát triển ở châu Âu, những người không được miễn giảm hiện tại và cả công dân từ Bắc Mỹ.
Một trong những hành động quan trọng nhất là lập kế hoạch tiếp thị và quảng bá tích cực, ngay khi Việt Nam được tuyên bố là không còn virus corona. Chúng ta phải nhớ rằng Việt Nam đã được tuyên bố không có SARS 3 tháng trước khi dịch bệnh này kết thúc vào tháng 7/2003. Chúng ta có thể chiếm lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, nếu chúng ta có thể lặp lại điều này.
Các bên liên quan không nên bị ép buộc vào các biện pháp tiêu cực như cắt giảm giá phòng khách sạn, hoặc giảm giá vé bay, vì điều này sẽ không mang lại gì cho thị trường nếu mọi người vẫn bị cấm đi du lịch, hoặc việc giảm chi phí du lịch theo giá khách sạn hoặc vé máy bay sẽ không làm tăng số lượng khách đến và như chúng ta đã thấy trong quá khứ, một khi đã giảm xuống thì thật khó để tăng trở lại.