Những cơn “sóng thần” xuyên suốt 20 năm hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam

16/07/2020 09:31
Sau 20 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã trải qua vô vàn con sóng, đem lại nhiều cung bậc cảm xúc cho nhà đầu tư.

Ngày 20/7/2020 TTCK Việt nam kỷ niệm 20 năm ngày ra đời. Chứng khoán luôn xuất hiện những cơn sóng. Để có thể nhìn lại giai đoạn thị trường đã qua, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp, người đã gắn bó với TTCK Việt nam từ những ngày đầu tiên.

******

Lớp sóng đầu tiên "khai cuộc" thị trường

Nhớ lại thời điểm giữa năm 2000, khi đó chứng khoán còn rất lạ lẫm. Chúng tôi đi học Đông Âu về một ngành hoàn toàn khác. Nhưng do thích những điều mới mẻ, đã tìm hiểu và nghiên cứu. Ngày thứ Sáu 28/7/2000 được ghi nhớ mãi trong tâm khảm của nhiều thành viên đầu tiên TTCK Việt nam. Đó là ngày chào sàn đầu tiên của Hose với 2 mã REE, SAM. Sau một tuần, có thêm 2 mã nữa là TMS và HAP. Thời đó chỉ giao dịch tuần 3 lần. Cả năm 2000 chỉ có 5 mã lên sàn (tháng 11 có thêm LAF).

Với số nhà đầu tư vỏn vẹn 1.500, GTGD những ngày đầu tiên chỉ quanh quẩn 100 triệu đồng/phiên. Với giá của REE và SAM là 16.000 đồng và 17.000 đồng, hầu như chỉ đi ngang trong khoảng 3 tháng đầu tiên. Một phần là do biên độ quá hẹp, chỉ +-2%, một phần là chứng khoán không ai quan tâm, ít người chú ý.

Tháng 7/2000, cả thị trường lúc đó chỉ có 6 CTCK là BVSC, ACBS, BSC, SSI, Đệ Nhất và Thăng Long. Ban đầu các công ty chứng khoán chỉ cung cấp những dịch vụ rất hạn chế. Bản thân lúc đó, các công ty còn rất nhỏ bé, như SSI vốn chỉ 6 tỷ, nhân sự chưa đến 20 người. Giai đoạn đầu tiên, các CTCK là cầu nối, chủ yếu phục vụ khớp lệnh của nhà đầu tư. Họ cử đại diện lên HoSE, rồi liên lạc rất thô sơ từ trụ sở công ty. Việc khớp lệnh thủ công này đã gây ra những hệ lụy phiền phức như sai sót, tiêu cực. Rất nhiều kỷ niệm vui có, buồn có của những người đại diện sàn. Nhiều lúc họ nhận được những món quà, lời cảm ơn, của nhà đầu tư khớp thành công. Nhưng đôi khi họ lại bị mắng, bị ghét bỏ, chỉ vì những hiểu lầm trong việc trao đổi điện thoại từ CTCK lên sàn.

Những cơn “sóng thần” xuyên suốt 20 năm hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 1.

Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp

Bắt đầu từ trung tuần tháng 10/2000, sóng nổi lên. GTGD đã tăng lên con số 1-2 tỷ đồng/phiên, giá cổ phiếu tăng trần liên tục. Cơn sóng này tuy rất ít mã, nhưng lại là một trong những cơn sóng có biên độ cao nhất. khởi đầu từ con số 100, đã tăng lên 570 trong vòng 1 năm. Giá cổ phiếu thì tăng lên gấp 6 lần, REE đạt đỉnh 95.000 đồng, SAM đạt 78.000 đồng.

Tuy vậy, việc đột ngột nâng biên độ lên 7%, cùng với việc hạn chế khối lượng giao dịch (mỗi nhà đầu tư chỉ được mua 2.000 cổ phiếu/phiên) đã khiến nhà đầu tư phản ứng bán ồ ạt cổ phiếu và TTCK rơi vào chu kỳ giảm liên tục và kéo dài. Trong hơn 2 năm tiếp theo, VN-Index bước vào downtrend, có lúc về sát ngưỡng khởi đầu 100 điểm. Sau đó thị trường phần nào có sự khởi sắc nhất định. Tuy nhiên, trạng thái "lì sóng" vẫn diễn ra. VN-Index chủ yếu sideway trong khoảng 200-250 điểm trong suốt 2 năm 2004 và 2005.

Một bước ngoặt khá quan trọng cho TTCK non trẻ là sự ra đời của sàn HNX vào tháng 3/2005. Sự kiện này tạo ra một cơn sóng mới, dù không lớn. VN-Index đã song hành cùng HNX-Index để tiến lên vùng 300-350 điểm vào đầu năm 2006.

Những cơn sóng thần trên thị trường Việt Nam

Năm 2006 đánh dấu sự đổi mình, vươn lên, hòa nhập với thế giới mạnh mẽ của Việt Nam. Những thông tin được lan truyền về việc gia nhập WTO ít nhiều đã thúc đẩy sự bứt phá của TTCK. Nhưng ít ai ngờ rằng, thị trường sắp chứng kiến một cơn sóng thần vĩ đại bậc nhất của lịch sử chứng khoán Việt nam.

Từ sau Tết năm 2006, dòng tiền bắt đầu tìm đến TTCK. Màn khởi động bắt đầu, VN-Index từ 350 điểm đã tăng lên 550 điểm trong vòng 6 tháng. Đặc biệt, khi Việt nam tổ chức Hội nghị APEC, chính thức gia nhập WTO vào tháng 11/2006, cơn sóng thần bắt đầu và chỉ trong vòng 3 tháng, VN-Index đã tăng lên 1170 điểm. Rất nhiều cổ phiếu đã tăng gấp 3-4 lần. Đến tận bây giờ, chúng tôi vẫn bồi hồi nhớ lại những cảm xúc "mua là thắng" lúc đó.

Thời đó vẫn còn khớp lệnh thủ công, nhà đầu tư phải đến thật sớm tại các CTCK để viết phiếu lệnh, xếp hàng để chờ chuyển lệnh lên sàn. Con phố Nguyễn Công Trứ nhỏ bé, vốn bình lặng, bỗng trở lên tấp nập, đông đảo. Những hàng dài người xếp hàng gửi phiếu lệnh, sàn giao dịch thì chật cứng với hàng trăm cặp mắt theo dõi bảng điện. Ngay cả những quán café vỉa hè, cũng không còn chỗ trống. Đâu đâu cũng nghe người ta bàn luận về chứng khoán. Tất cả mọi người, từ những nhà đầu tư không chuyên như anh xe ôm, chị bán xôi, cũng "lặng lẽ" viết phiếu lệnh, mua con này, bán con kia. Buổi chiều thì lại có những "tay to" vác từng bao tải tiền nộp vào CTCK, mua bán các cổ phiếu OTC. Cơn sóng thần vĩ đại đã cuốn phăng nỗi sợ hãi, cẩn trọng của toàn xã hội.

Có rất nhiều kỷ niệm trong cuộc đời chứng khoán của chúng tôi, nhưng những ngày cuối 2006, đầu 2007 đó luôn hiện rõ nét nhất. Tôi còn nhớ có một đêm, anh bạn tôi gọi điện thoại, báo tôi có người bán gấp 20.000 cổ phiếu FPT giá 23 chấm (thời đó thường dùng chấm để nói về cổ phiếu, tương đương trên 230.000 đồng/cp). Tôi và bạn tôi phải lo tiền, chuyển cho họ ngay trong đêm. Sáng hôm sau, chúng tôi hồi hộp chờ đợi ngày chào sàn của FPT. Thật kinh ngạc, FPT mở cửa ngày đầu tiên giá 400.000/cp. Sau này chúng tôi bán được lô 20.000 cổ phiếu đó với giá 600.000/cp. Bên cạnh FPT, cũng không thể không nhắc đến những "siêu phẩm" thời đó như BMC, SJS, HRC, BVS, SSI.

"Khi thủy triều rút, bạn mới biết ai đang bơi khỏa thân" – quả đúng vậy, do tính chất bầy đàn, kiến thức quản trị yếu kém, thị trường đã bị gãy đổ từ tháng 3/2007. Tuy nhiên, cơn sóng thần 2006-2007 đã thực sự là mốc son cho TTCK Việt nam.

Thị trường rơi vào suy thoái kéo dài 2 năm. Đến tháng 2/2009, sau khi tạo đáy tại 235 điểm, một cơn sóng thần mới lại đến. Dẫn sóng lần này không phải là những cổ phiếu lớn, mà lại là nhóm "đặc biệt". Với những câu chuyện riêng biệt, những cách giao dịch "kỳ lạ", nhiều cổ phiếu đã tăng 5-10 lần như PVA, DRC, BMP… Cơn sóng thần lần này đã đưa VN-Index lên 630 điểm sau 8 tháng. Dù không thể so sánh với cơn sóng thần thứ nhất về cường độ hay sự lan tỏa xã hội, nhưng cơn sóng này cũng cho nhà đầu tư những trải nghiệm về những cổ phiếu có "game".

Những cơn “sóng thần” xuyên suốt 20 năm hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 2.

Biến động VN-Index trong 20 năm hoạt động

Trong suốt khoảng 8 năm, từ 2009-2017, về cơ bản TTCK Việt Nam đi ngang. Những cơn sóng thường lẻ tẻ và rất ngắn. Cơn sóng thần thứ ba bắt đầu từ tháng 4/2017. Sự trùng hợp của lịch sử lại diễn ra, lần này là kỳ vọng vào TPP, sau này là CPTPP. Trong vòng 1 năm, đến tháng 4/2018, VN-Index đã tăng từ 700 điểm lên hơn 1.200 điểm, xác lập kỷ lục mới. Rất nhiều nhà đầu tư đã gặt hái được những thành quả to lớn từ cơn sóng này. Khác với cơn sóng thứ hai, sự lan tỏa đều khắp được thể hiện trong thời gian này. Với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu trụ cột như ngân hàng, chứng khoán, dầu khí, đà tăng được cộng hưởng bởi nhiều dòng cổ phiếu nhỏ.

Điểm lại trong 20 năm qua, với hàng chục con sóng nhỏ, ba con sóng lớn, TTCK Việt nam như một chàng trai bước vào tuổi trưởng thành. Quy mô thị trường tăng cao, sản phẩm dịch vụ từ tài chính, giao dịch cho đến tư vấn đã hoàn thiện hơn. Hy vọng chúng ta sẽ được chứng kiến cơn sóng thần thứ tư trong thời sắp tới.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
58 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
10 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
23 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.