Những đại hội được ngóng trông mùa 2018

14/03/2018 09:55
(NDH) Năm 2017 diễn ra hàng loạt các thương vụ thoái vốn tại các doanh nghiệp lớn. Nhiều cổ đông nước ngoài mới xuất hiện với tỷ lệ nắm giữ chi phối đặt dấu hỏi cho cổ đông về tương lai và hướng phát triển của các doanh nghiệp hậu thoái vốn.

Biến động hậu đổi chủ

Cuối năm 2017, doanh nghiệp bia lớn nhất nước, công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã chính thức thuộc về tay tỷ phú người Thái Charoen Sirivadhanabhakdi sau khi Công ty TNHH Vietnam Beverage – đơn vị có liên quan đến Tập đoàn ThaiBev chi gần 110.000 tỷ đồng thâu tóm 53,59% cổ phần SAB thông qua đấu giá.

Mặc dù Bộ Công Thương vẫn nắm giữ 36% vốn, một tỷ lệ đủ để phủ quyết nhiều vấn đề quan trọng của Sabeco, tuy nhiên đi cùng với việc chi một khoản tiền khổng lồ để chi phối công ty bia nắm thị phần lớn nhất nước này thì tỷ phú Thái chắc chắn sẽ có hành động cải tổ đáng kể.

Do vậy, đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 của Sabeco trở thành đại hội được chờ đợi nhất. Công cuộc cải tổ của tỷ phú Thái, chiến lược kinh doanh sắp tới, thương hiệu Sabeco sẽ đi đâu về đâu… là những câu hỏi mà nhà đầu tư muốn được giải đáp tại đại hội thường niên.

Đến thời điểm hiện tại, Sabeco chưa công bố thông tin liên quan đến đại hội nhưng đã xuất hiện các thông tin bên lề về động thái của cổ đông chi phối Vietnam Beverage. Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, Vietnam Beverage yêu cầu được bổ sung nhân sự gấp vào HĐQT sau hai tháng thâu tóm và phải có được số thành viên trong HĐQT tương ứng với số cổ phần Sabeco đang sở hữu.

Mới đây, một doanh nghiệp đầu ngành khác – CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) cũng gần như thuộc về tay người Thái sau phiên đấu giá bán cổ phần BMP thuộc sở hữu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Cụ thể, ngày 9/3, SCIC đã tổ chức phiên bán đấu giá thành công 24,1 triệu cổ phiếu BMP, tổ chức mua phần lớn có thể là The Nawaplastic Industries (Saraburi) - một công ty thành viên của Tập đoàn SCG của Thái Lan với số tiền chi ra khoảng 2.330 tỷ đồng. Sau giao dịch, Saraburi sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ tại Nhựa Bình Minh lên 49,9% vốn, tương đương 40,7 triệu cp.

Với động thái rút lui hoàn thoàn của SCIC và thâm nhập sâu hơn của Saraburi kỳ vọng có nhiều đổi thay tại BMP.

HVG, HAG, HNG ra sao sau một năm “chật vật”?

Trải qua một năm 2017 có thể nói là “chật vật” và liên tục gây mất niềm tin của nhà đầu tư, ban lãnh đạo CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG) có lẽ nên chuẩn bị tâm lý để trả lời chất vấn tại đại hội thường niên tới đây. Cụ thể, cổ đông cần được giải thích về hàng tồn kho giá trị cao kỳ vọng giúp công ty trả nợ mà Chủ tịch Dương Ngọc Minh từng nhắc đến tại đại hội năm trước, khoản lỗ bất ngờ lộ diện sau kiểm toán, tình hình giải quyết nợ nần qua việc bán công ty con FMC, Việt Thắng và thanh lý các bất động sản…

Về kế hoạch năm 2018, Hùng Vương kỳ vọng doanh số toàn tập đoàn sẽ đạt khoảng 10.000 tỷ đồng từ xuất khẩu, kinh doanh nông sản (bã nành, cám, khoai mì…) nội địa và thoái vốn đầu tư. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2018 sẽ đạt khoảng 300 triệu USD từ cá và tôm. Lợi nhuận trước thuế ước đạt từ 800 tỷ đồng.

Năm 2016 là cao điểm vướng vào nợ nần, qua hai năm bộ đôi Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) và Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG) đã tìm ra cách để tái cơ cấu nợ bằng cách bán bớt tài sản, thương lượng các ngân hàng, kết hợp với việc tạm thời “nương náu” vào giải pháp tận dụng quỹ đất rộng lớn để trồng trái cây ngắn ngày. Những nỗ lực của HAG và HNG bước đầu đã có kết quả khi lợi nhuận ròng 2017 đạt lần lượt 1.032 tỷ và 919 tỷ đồng (theo báo cáo tự lập, đến nay cả hai chưa công bố BCTC kiểm toán 2017), cải thiện mạnh so với con số lỗ đậm năm 2016. Tuy nhiên, xét riêng quý IV thì HAG chỉ ghi nhận lãi sau thuế vỏn vẹn hơn 3 tỷ đồng và lỗ sau thuế công ty mẹ 58,5 tỷ đồng trong khi HNG hai khoản mục này lần lượt âm 57 tỷ và âm 48 tỷ đồng.

QCG với quân bài Phước Kiển

Nửa đầu năm 2017, Quốc Cường Giai Lai (HOSE: QCG) vụt lên như một ngôi sao sáng sau thông tin đã ký kết với CTCP Đầu tư Sunny Island một biên bản thảo thuận ghi nhớ chuyển nhượng 100% quyền sở hữu của QCG trong một công ty sẽ được thành lập từ việc góp vốn bằng toàn bộ dự án Phước Kiển cho Sunny. QCG đã nhận tạm ứng 50 triệu USD từ Sunny để tất toán nợ vay với BIDV Quang Trung.

Tuy nhiên, tại đại hội 2017, bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT QCG cho biết chưa đặt bút ký mà chỉ mới thương lượng đàm phán. Nguyên nhân một phần là dự án chưa xong công tác đền bù, nếu bán đối tác yêu cầu phải đền bù xong trong tháng 10 không được thì phải bồi thường số tiền 25 triệu USD, phần khác là nếu kết quả bán hàng ở các dự án khác tốt thì QCG muốn chọn giải pháp hợp tác thực hiện hơn là bán đứt với một giá bị ép. Bà Loan cũng cho biết thêm dự kiến đến quý I/2018 sẽ thông qua quyết định bán lại hay hợp tác đầu tư dự án Phước Kiển.

Sau những thông tin được công bố tại đại hội 2017 thì cổ phiếu QCG bắt đầu lao dốc từ vùng giá trên 30.000 đồng/cp và hiện đang giao dịch tại 13.500 đồng/cp. Do vậy, thông tin liên quan đến dự án Phước Kiển và chiến lược thời gian tới của QCG nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

SMC lần đầu chia cổ tức khủng 40%

Đại hội 2018, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (HOSE: SMC) sẽ trình cổ đông việc mạnh tay chi cổ tức 40% cho năm 2017, đây là mức cổ tức cao nhất từ trước đến nay của công ty. Cụ thể, công ty đã chia cổ tức tiền mặt đợt 1 là 5% trong tháng 9/2017, đợt 2 gồm 5% tiền mặt + 30% cổ phiếu sẽ chia ngay sau ĐHĐCĐ thường niên 2018 (dự kiến tổ chức trong tháng 4).

Đồng thời, HĐQT cũng muốn nâng mức kế hoạch lợi nhuận năm 2018 từ 200 tỷ lên 250 tỷ đồng.

Năm 2017, SMC đã trải qua biến động lớn về nhân sự là ông Nguyễn Ngọc Anh, cựu Chủ tịch HĐQT đột ngột qua đời, đại hội 2018 là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa cổ đông và ban lãnh đạo mới.

Đại hội ngân hàng luôn được chờ đợi

Đại hội thường niên của các ngân hàng luôn được nhà đầu tư lẫn truyền thông theo dõi sát sao nhưng năm 2018 được đặc biệt chú ý hơn. Bởi năm qua là năm thăng hoa của ngành ngân hàng và cũng là lúc thị trường đón nhận nhiều cổ phiếu lên niêm yết hay giao dịch sàn UPCoM.

Với kết quả kinh doanh khả quan năm 2017, cổ đông của các ngân hàng có quyền ngóng trông sẽ được chia sẻ phần nào lợi tức sau bao năm “nếm mật nằm gai”.

Dẫu vậy, ngân hàng đầu tiên tổ chức đại hội năm 2018 – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã không đề cập đến việc chia cổ tức hay thưởng cổ phiếu.

Đơn vị thứ hai tổ chức ĐHCĐ vào ngày 19/3 tới đây là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) lại không phụ kỳ vọng cổ đông. VPBank sẽ chia cổ tức cổ phiếu 30,22% cùng thưởng cổ phiếu 1,03% từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Ngoài ra, VPBank còn có phương án chia thưởng cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn từ đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư năm 2017. Tổng số cổ phiếu thưởng và cổ tức được chia của cổ đông VPBank năm nay khoảng gần 67% trên vốn hiện tại.

VPBank từng cho biết sẽ công bố chiến lược 5 năm tới sau giai đoạn 2012-2017. ĐHĐCĐ tới là dịp các cổ đông có thể nắm rõ kế hoạch hành động của nhà băng này trong tương lai.

Đại hội của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HOSE: STB) cũng được chờ đợi khi năm qua đã đón vị Chủ tịch Dương Công Minh. Qua gần một năm tình hình ở STB thực sự đã sáng hơn, lợi nhuận vượt mốc 1.000 tỷ đồng, nợ xấu giảm từ 6,91% xuống 4,15%. Bên cạnh đó, vị Chủ tịch mới cũng từng gây xôn xao dư luận với quyết định đổi mã chứng khoán và chuyển sàn nhưng không được cổ đông chấp thuận.

Hay cổ đông Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (UPCoM: LPB) đã phải nhận thông tin không vui khi Chủ tịch Nguyễn Đức Hưởng có quyết định chuyển giao vị trí lui về cố vấn để tập trung cho sức khỏe. Ai là người thay thế ông Hưởng kỳ vọng sẽ lộ diện tại đại hội tới đây.

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Xăng dầu trong nước giảm nhẹ nhàng trước đà lao dốc của thế giới
8 giờ trước
Liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính vừa có quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, theo đó từ 15 giờ ngày hôm nay 14/11, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm từ 247 đồng đến 385 đồng/lít.
“Ông trùm” xuất khẩu cà phê lý giải về diễn biến lạ của giá cà phê
12 giờ trước
(NLĐO) – Giá cà phê tăng trở lại giữa lúc nông dân Việt Nam đang thu hoạch rộ khiến ai nấy đều vui mừng nhưng cũng thấy khó hiểu
Sếp FPT Retail bật mí kinh nghiệm ứng dụng AI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
13 giờ trước
Chiều ngày 13-11, trong khuôn khổ sự kiện FPT Techday 2024 diễn ra tại TP.HCM, bà Nguyễn Đỗ Quyên - Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Điều hành FPT Retail đã giới thiệu bài tham luận với chủ đề “Công nghệ đồng hành chăm sóc sức khỏe”.
'Thành phố iPhone' ở Trung Quốc giờ đã là 'thành phố xe điện'
13 giờ trước
Nơi từng là thủ phủ sản xuất iPhone của Trung Quốc cũng như toàn cầu đang có những bước dịch chuyển.
Hãng ô tô Nhật Bản ra mắt sedan mới: Ngang cỡ i10, Global NCAP chấm 5 sao, giá quy đổi 200 triệu đồng
15 giờ trước
Xe nhỏ giá rẻ nhưng không có nghĩa là kém an toàn!

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.