Những điểm sáng trong điều hành kinh tế trong năm 2022

21/01/2023 08:08
Năm 2022 kết thúc bằng nhiều điểm sáng quan trọng phản ánh kết quả điều hành hiệu quả, với mức tăng trưởng GDP ngoạn mục, lạm phát được kiểm soát tốt, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 8,02%, tỷ lệ lạm phát 3,5%, tỷ giá hối đoái ổn định, tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu và đầu tư nước ngoài đạt con số kỷ lục 22,4 tỷ USSD, uy tín đất nước được cải thiện. Những điểm sáng này đang tạo chỗ dựa tin cậy cho thành công kinh tế năm 2023.

Xây dựng lề lối làm việc mới theo phương châm quyết liệt hành động

Việc hoàn thiện thể chế bắt đầu từ việc triển khai phương châm quyết liệt hành động “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”. Đây là phương thức khắc phục sự chậm trễ thậm chí trì trệ trong thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong công tác triển khai nhiệm vụ.

Phương châm này là sự thể hiện quyêt tâm chính trị trong cung ứng dịch vụ công của các cơ quan quản lý nhà nước bảo đảm chất lượng cao nhất, tiết kiệm thời gian của nhân dân, doanh nghiệp và tổ chức, sự vận hành của quy trình công việc hiệu quả.

Phương châm này có xem là lời hiệu triệu toàn thể đất nước cùng làm việc không nghỉ để hoàn thành mục tiêu chung một cách hiệu quả.

Triển khai chiều sâu cam kết quốc tế có thời hạn dài nhất trong lịch sử

Thúc đẩy thực hiện các cam kết quốc tế trong các hiệp định quốc tế về giảm thiểu rào cản thương mại và tạo thuận lợi để tăng cường khả năng thụ hưởng các ưu đãi của hiệp định.

Đặc biệt cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 năm 2050 là một cam kết bao trùm nhất và dài hạn nhất trong tất cả các cam kêt quốc tế được Việt Nam thỏa thuận tính đến thời điểm hiện tại.

Mục tiêu bao trùm này kéo dài trong 30 năm đang được cụ thể hóa thành lộ trình thực hiện cụ thể trong từng giai đoạn 5 năm hoặc 10 năm gắn với tầm nhìn từng giai đoạn.

Cam kết này khẳng định uy tín cao của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giải quyết những vấn đề chung của nhân loại.

Cam kết dài hạn thể hiện tính tích cực, chủ động trước cộng đồng quốc tế trực tiếp là các mục tiêu phát triển bền vững. Đây là kinh nghiệm tham chiếu có giá trị đối với các quốc gia khác.

Kích hoạt đầu tư công theo hướng giảm thiểu phân tán

Mặc dù tỷ lệ giải ngân đầu tư công không cao nhưng các năm trước nhưng các dự án được giải ngân đáng kể đều là dự án quy mô lớn lớn, ảnh hưởng đến cả tổng cung, tổng cầu và cân đối của cả nền kinh tế.

Dự án sân bay Long Thành, dự án đường cao tốc Bắc- Nam, phát triển các trung tâm logistics quốc gia cũng như các dự án đầu tư công khác thể hiện độ tập trung đầu tư công vào dự án trọng điểm cả nước, giảm thiểu tính chất phân tán, nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Các dự án này sẽ tạo tác động lan tỏa đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế trong giai đoạn tiếp theo, trực tiếp năm 2023.

Đây là cách thức góp phần thay đổi phương thức phân bổ đầu tư công, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế.

Những điểm sáng trong điều hành kinh tế trong năm 2022 - Ảnh 1.

Ổn định tiền tệ- tài khóa thành công

Chính sách tài khóa- tiền tệ được được thực hiện cân bằng, linh hoạt cần thiết. Kiểm soát lạm phát được thực hiện thành công trực tiếp là quyết định tăng lãi suất từ tháng 10 năm 2022.

Tỷ lệ lạm phát cả năm đạt 3,5% phù hợp với mục tiêu được Quốc hội đề ra.

Việc quyết liệt chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp tạo lòng tin lâu dài dòng đầu tư vào thị trường tiền tệ.

Việc thực hiện chính sách lãi suất dương có tác động quan trọng trong ổn định giá cả, kích thích đầu tư dài hạn.

Tỷ lệ thất nghiệp thấp phản ánh cân bằng đối nội được bảo đảm.

Cán cân thương mại cả năm thặng dư 11,2 tỷ USD tạo lượng ngoại tệ dồi dào.

Đồng tiền Việt Nam được duy trì ổn định giảm thiểu tình trạng đô la hóa.

Những điểm sáng trong điều hành kinh tế trong năm 2022 - Ảnh 2.

Hình thành quan điểm an ninh quốc tế cân bằng, tiến bộ

Cam kết rõ ràng “4 không” trong chính sách quốc phòng bao gồm không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Việc lựa chọn mục tiêu chính sách quốc phòng “hòa bình, tự vệ, vi nhân dân” tạo lòng tín cao nhất và bảo đảm tính nhất quán triệt để để sử dụng chính sach quốc phòng vì sự phát triển kinh tế. Đây là sự tiếp tục của quan điểm bất di bất dịch đề cao hòa hình, hợp tác và phát triển.

Tạo thành công đáng kể trong thực hiện các đột phá chiến lược

Kiên trì 3 đột phá chiến lược. Hoàn thiện thể chế phát triển nhất là thể chế quản lý đất đai theo hướng thị trường. Thị trường các yếu tố khác được duy trì ổn định. Lòng tin vào công cuộc hoàn thiện thể chế nâng cao.

Quy hoạch tổng thể phát triển quốc gia để tạo chỗ dựa quan trọng nhằm hạn chế đầu tư phân tán, tạo sự thống nhất tring phát triển cả quốc gia, thúc đẩy liên kết vùng và phát huy triệt để hơn các tiềm năng phát triển.

Coi trọng việc hoàn thiện cơ sơ hạ tầng phát triển nhất là hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển các ứng dụng và thúc đẩy hiệu quả thương mại điện tử. Đây là động lực chuyển đổi phương thức tổ chức thương mại của Việt Nam hướng tới nền thương mại số hóa, kinh tế số và hệ sinh thái phát triển thông minh dựa trên tiến bộ công nghiệp 4.0.

Nguồn nhân lực chất lượng cao được coi trọng thu hút, sử dụng, đào tạo thông qua cơ chế sử dụng chỉ số hiệu quả (KPI).

Những điểm sáng trong điều hành kinh tế trong năm 2022 - Ảnh 3.

Nhanh chóng bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0

Chuyển đổi số được thúc đẩy quyết liệt ở tất cả các cấp từ chính phủ, địa phương, doanh nghiệp, người dân và liên quan đến tất cả các loại giao dịch.

Dịch vụ công trực tuyến và cuộc đại chuyển đổi số trong thay đổi căn cước công dân tích hợp đầy đủ nhất dữ liệu dân cư.

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Lấy năng suất lao động làm mục tiêu bao trùm. Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam được cải thiện đáng kề các trụ cột lốt lõi.

Những điểm sáng trong điều hành kinh tế trong năm 2022 - Ảnh 4.

Trụ cột thể chế tăng 32 bậc, từ thứ hạng 83 năm 2021 lên 51 năm 2022; chỉ số Liên kết đổi mới sáng tạo tăng 10 bậc, từ thứ hạng 58 năm 2021 lên 48 năm 2022 (trước đó năm 2021 tăng 17 bậc từ 75 năm 2020 lên 58 năm 2021); trụ cột Sản phẩm sáng tạo tăng 7 bậc, từ thứ hạng 42 năm 2021 lên 35 năm 2022.

Đây là tín hiệu cho thấy khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đổi mới sáng tạo được thực hiện.

Tạo điểm tựa mới nhận thức bản chất kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và khả năng sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành

Sở hữu toàn dân được củng cố. Phát triển bao trùm để không một ai bị bỏ lại phía sau vẫn trở thành mục tiêu chi phối và xuyên suốt trong dài hạn.

Người dân luôn là trung tâm của sự phát triển chi phối đến nhận thức, chiến lược, chính sách, công cụ và thống nht trong hành đông quyết liệt.

Các công cụ của nền kinh tế thị trường được khai thác hiệu quả thể hiện hiệu năng và hiệu quả điều hành rất cao của Chính phủ năm 2022, bảo đảm đúng định hướng xã hội chủ nghĩa kiên định.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
6 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
6 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
10 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
10 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
11 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".