Những điều cần biết về kinh tế Việt Nam trước "cú sốc" Covid-19 qua bài giảng của TS. Vũ Thành Tự Anh

04/04/2020 10:21
Tại hội thảo "Chính sách ứng phó với dịch bệnh của Chính phủ", TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đã có những phân tích về tác động của dịch Covid-19 đối với kinh tế Việt Nam. Dưới đây là tóm lược những ý chính của ông Tự Anh.

TS. Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh: Để hiểu được tác động của dịch Covid-19 lên kinh tế Việt Nam (VN) như thế nào, đầu tiên phải nắm được điểm bất lợi và thuận lợi của nền kinh tế. Nếu không có những điều này thì sẽ không thực sự hiểu những cú sốc từ bên ngoài cũng như chính sách từ bên trong tác động như thế nào đến nền kinh tế.

Dù khủng hoảng covid-19 là khủng hoàng toàn cầu nhưng khi nhìn vào các quốc gia với các đặc điểm khác nhau, các tác động của nó cũng khác nhau.

Thứ nhất về điểm bất lợi của VN: 

-Nền kinh tế VN mở, nếu không nói rất mở và nhỏ. Nó có nghĩa là VN phụ thuộc rất nhiều từ bên ngoài. Cũng có nghĩa bất cứ tác động nào từ bên ngoài cũng ảnh hưởng ngay lập tức, to lớn đến VN.

-Nền kinh tế VN ngày càng phụ thuộc vào khu vực FDI. Cụ thể là FDI chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của VN; FDI cũng chiếm hơn 20% tổng ngân sách, gần 50% sản lượng công nghiệp của VN... Điều này có nghĩa nếu như có trục trặc với các nhà đầu tư nước ngoài, hiển nhiên sẽ tạo thành cú sốc rất lớn cho nền kinh tế.

-Công nghiệp hỗ trợ của VN yếu. Do vậy nó tạo ra khó khăn rất lớn khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đình trệ. Đặc điểm của DN Việt Nam là để xuất khẩu được, phải nhập khẩu rất nhiều.

-Tỷ trọng dịch vụ ở VN tương đối cao. VN được coi là nước giảm công nghiệp sớm – nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào dịch vụ, dịch vụ trong giai đoạn vừa qua chịu tác động nặng nền của suy thoái kinh tế.

-Không những nền kinh tế thực của VN – tức hệ thống tài chính gặp khó khăn, ngay cả lĩnh vực được coi là điểm mạnh, nổi trội, gây giảm sốc cho VN bất cứ khi nào có khủng hoảng – là nông nghiệp, cũng gặp khó khăn do hạn mặn và thời tiết cực đoan.

-Cơ chế dẫn truyền chính sách của VN tương đối chậm, hiệu lực tương đối thấp. Điều này cản trở tính hiệu lực cũng như tác động của chính sách. Nó có nghĩa là VN cần phải làm nhanh hơn, nhiều hơn bình thường thì lúc đó mới tạo ra được tốc độ có thể đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế cũng như tạo ra một hiệu lực đủ lớn.

Tuy nhiên, không chỉ có những điểm bất lợi, kinh tế VN cũng có một số điểm thuận lợi:

-Nền kinh tế VN trong 3 năm qua tương đối ổn định. Các chỉ số vĩ mô như nợ công, lạm phát, các cân đối vĩ mô như xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán... tương đối lành mạnh.

-Về tài khoá: thâm hụt ngân sách không quá cao, tỷ lệ nợ công giảm một chút so với trước. Điều này tạo ra một dư địa nhất định cho việc can thiệp bằng chính sách tài khoá.

-Về tiền tệ, mặt bằng lãi suất của VN tương đối cao. Điều đó có nghĩa là còn dư địa để giảm lãi suất. Năng lực điều hành của NHNN tốt hơn trước và các ngân hàng sau thời gian cải cách đã lành mạnh hơn trước. Đấy là những điều thuận lợi về chính sách tiền tệ so với khủng hoảng năm 2007 – 2008.

-Tỷ lệ tiết kiệm của VN tương đối cao so với các nước có thu nhập tương đương. Tuy nhiên dù tỷ lệ tiết kiệm tương đối cao này giúp VN trụ được một thời gian nhưng với các khu vực, nhóm hộ gia đình khác nhau với mức thu nhập khác nhau thì khả năng trụ cũng khác nhau. Với những người ở nhóm thu nhập thấp, không có tích luỹ, họ sẽ phải chạy ăn từng bữa. 

Như vậy, những chính sách tạo ra lưới an sinh xã hội cực kỳ quan trọng, nếu không làm có thể tạo ra bất ổn về xã hội chứ không thuần tuý chuyện người nghèo đói.

-VN trong 1 số năm trở lại đây luôn là lựa chọn hàng đầu cho chiến lược Trung Quốc +1. Một bài học mà các quốc gia phát triển và các thế giới học được trong giai đoạn vừa qua là phải đa dạng hoá. 

Nếu như dựa chỉ vào một số nhóm nhỏ nước khi khủng hoảng toàn cầu xảy ra thì không phân tán rủi ro được. Vì vậy chiến lược Trung Quốc + 1 sẽ là chiến lược nhất quán được các quốc gia thực hiện sau khi nền kinh tế phục hồi. Và VN cần tận dụng triệt để lợi thế này.

Về tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế VN trong quý I/2020 

-Về mặt tăng trưởng,có thể thấy rõ tăng trưởng GDP trong quý I/2020 giảm rất mạnh. Cùng thời kỳ này năm ngoái nền kinh tế VN tăng trưởng 6,8%, năm nay 3,82%, giảm gần 1/2.

Về CPI bình quân, có một nghịch lý là tăng trưởng thì giảm nhưng CPI tăng. Mặc dù một số dịch vụ giảm nhưng một số hàng hoá, đặc biệt các hàng hoá khan hiếm như thịt, lương thực... chi phí tăng lên, đẩy mặt bằng giá lên. Đây là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giỏ hàng tính CPI của VN. Đây là điều đáng lo ngại của các nhà làm chính sách vì nền kinh tế sẽ rơi vào đình trệ.

-Sản xuất công nghiệp, bán lẻ và tiêu dùng: Các chỉ số này đều giảm mạnh. Chỉ số về sản xuất công nghiệp IPP giảm từ 11,6% quý I/2018 xuống 9,2% quý I/2019, còn 5,8% trong quý I/2020. Bằng đúng 1/2 so với cùng kỳ 2018.

Về tiêu dùng, tương tự như vậy, chỉ số bán lẻ tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng trong quý I/2020 chỉ là 4,7%, bằng khoảng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái, và chỉ bằng 1/2 so với quý I/2018.

-Xuất khẩu có dấu hiệu cực kỳ rõ nét. Nếu nền kinh tế VN mở, phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu thì đây là đòn trời giáng. Và quý II này tốc độ về tăng trưởng xuất khẩu còn bị ảnh hưởng nữa, không dừng lại ở đây vì những nền kinh tế lớn khác bắt đầu chịu tác động của Covid 19.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của VN quý I/2020 là 0,5%, giảm khoảng 10 lần so với quý I/2019. Nhập khẩu là -2%. Điều này có hệ luỵ nữa là nó làm cho các DN bị cạn kiệt nguồn cung ứng đầu vào, do đó sẽ có phản hồi với sản xuất.

-Về vốn FDI, rất rõ, vốn FDI đăng ký và thực hiện đều giảm mạnh so với các năm trước. Năm 2018 cũng có FDI đăng ký giảm nhưng vốn FDI thực hiện vẫn tăng ở mức 7,2%. Quý I/2020 là năm duy nhất mà cả tốc độ tăng vốn FDI đăng ký và thực hiện đều giảm và giảm mạnh.

-Về tín dụng, tăng trưởng tín dụng thấp trong quý I/2020. Tính đến 24/3, tăng trưởng là 0,82% và đồng VN đang chịu sức ép giảm giá. Trong quý I giảm giá gần 2 điểm % so với cuối năm 2019.

-Về số DN, đây cũng là cú sốc mạnh cho khối DN thể hiện rất rõ khi số DN mới thành lập tăng trưởng rất thấp, chỉ 4,4%. Nếu nhìn sâu vào con số này, nhìn vào số vốn đăng ký cũng như số lao động mà các DN dự định tuyển dụng, giảm từ 1/4  - 1/2 so với cùng kỳ năm 2019.

Như vậy, mặc dù số lượng DN mới được thành lập không giảm, vẫn tăng 4,4% nhưng thực tế số lượng lao động cũng như quy mô vốn đang giảm và giảm mạnh.

Bên cạnh số lượng DN thành lập mới không tăng nhanh thì số lượng tạm dừng hoạt động, chờ giải thể hoặc nghe ngóng tình hình, chờ phát sản lại tăng vọt, lên 26%. Đây là những con số tạo ra bức tranh ảm đạm với kinh tế VN.

Nhưng đây là bức tranh chung không chỉ riêng VN mà là toàn thế giới.

-Về tác động của thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index vào tháng 1 khoảng 950 nay còn khoảng 670 – 680. Mức độ này suy giảm chưa sâu như trường hợp VN-Index 2008 từ 930 xuống còn khoảng 300 (trong suốt 9 – 10 tháng). Điều đó cũng có nghĩa nếu như tình trạng kinh tế tồi tệ hơn thì mức giảm hiện nay chưa phải là mức giảm cuối cùng...

Tóm lại, TS. Vũ Thành Tự Anh cho rằng:

Thứ nhất, mức độ tác động, điều chỉnh của các ngành thì khác nhau, có một số ngành chịu tác động cực kỳ nghiêm trọng. Một số ngành được hưởng lợi

Thứ hai, nếu không có sự can thiệp hiệu quả, hiệu lực, kịp thời từ Chính phủ thì một số ngành kinh tế và nhiều DN có thể đổ vỡ. Nó có thể kéo theo nhiều hệ luỵ về tăng trưởng, việc làm.

Cuối cùng, nếu không khéo và không có những biện pháp kịp thời thì khủng hoảng y tế sẽ dẫn tới khủng hoảng y tế và tài chính.

Những điều cần biết về kinh tế Việt Nam trước cú sốc Covid-19 qua bài giảng của TS. Vũ Thành Tự Anh - Ảnh 1.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
36 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
19 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
32 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.