Những doanh nghiệp "chuyển nhà" năm ngoái giờ ra sao

05/02/2022 07:47
Năm 2021 chứng kiến khá nhiều doanh nghiệp chuyển nhà sang HoSE.

Đầu xuân năm mới, nhắc chuyện nhà mới. Trên sàn chứng khoán năm 2021 cũng chứng kiến không ít câu chuyện chuyển nhà – là việc chứng khoán một doanh nghiệp chuyển sàn giao dịch.

Thông thường, công cuộc chuyển nhà có thể là những doanh nghiệp đang giao dịch trên Upcom chuyển lên niêm yết trên HNX hoặc HoSE. Hoặc những doanh nghiệp đang niêm yết trên HNX chuyển sang sân chơi mới, niêm yết trên HoSE, trong năm 2021 không chứng kiến cảnh doanh nghiệp nào "chuyển" niêm yết từ HoSE sang HNX. Cũng có những doanh nghiệp "chuyển ngược" từ những sàn niêm yết như HNX, HoSE về giao dịch trên Upcom.

Những doanh nghiệp "chuyển nhà" sang HoSE

Chuyển sàn từ HNX sang HoSE

Ngôi nhà Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh được xem là đích đến mơ ước của nhiều doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp đó đều cho răng HoSE là sân chơi lớn hơn, giúp doanh nghiệp và các nhà đầu tư có nhiều cơ hội hơn.

Chứng khoán VIX (VIX) được xem là doanh nghiệp đầu tiên "chuyển nhà" trong năm 2021. Ngày 8/1/2021 Chứng khoán VIX đưa hơn 127,7 triệu cổ phiếu lên niêm yết trên HoSE với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 20.300 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán VIX, tiền thân là Chứng khoán VinCon, thành lập năm 2007 với vốn điều lệ Trước đó, năm 2009 Chứng khoán VIX đưa cổ phiếu lên niêm yết trên HNX. Sau 12 năm niêm yết trên HNX, Chứng khoán VIX đã nhiều lần tăng vốn điều lệ, lên 1.277 tỷ đồng, cũng đã đổi tên mới cùng bộ nhận diện thương hiệu mới.

Ngay sau khi chuyển sang HoSE, Chứng khoán VIX cũng đã tiến hành tăng vốn thêm 115%, lên trong đó phát hành 19 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 15% và chào bán cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Không chỉ vậy, những ngày cuối năm 2021 Chứng khoán VIX vừa lấy ý kiến cổ đông về việc tăng vốn điều lệ. Chi tiết phương án chưa được công bố.

Diễn biến giá cổ phiếu, VIX tăng mạnh trong tháng 11/2021 vừa qua, lên cao nhất ở mức 36.600 đồng/cổ phiếu trước khi giảm về mức 33.000 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch cuối cùng năm 2021 và hiện giảm thêm về mức 25.800 đồng/cổ phiếu.

Những doanh nghiệp chuyển nhà năm ngoái giờ ra sao - Ảnh 1.

Về kết quả kinh doanh, doanh thu hoạt động năm 2021 tăng hơn gấp đôi năm 2020, lên 1.570 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán đạt 220 tỷ đồng, gần gấp 6 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 736 tỷ đồng, tăng 124% so với số lãi đạt được năm 2020.

Những doanh nghiệp chuyển nhà năm ngoái giờ ra sao - Ảnh 2.

Doanh nghiệp thứ 2 trong năm chuyển nhà sang HoSE là Tổng Công ty Đầu tư phát triển Nhà và đô thị Nam Hà Nội (NHA). Gần cuối tháng 1/2021 doanh nghiệp này cũng mang 24,1 triệu cổ phiếu chuyển niêm yết từ HNX sang HoSE. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 20.600 đồng/cổ phiếu. Hiện tại, sau hơn 1 năm "chuyển nhà", giá cổ phiếu NHA đã gấp 3 lần lên trên 63.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi chuyển sàn, Tổng công ty cũng đã tiến hành tăng vốn điều lệ.

Kết quả kinh doanh của Tổng công ty năm 2021 ghi nhận doanh thu giảm 24% so với năm trước đó, đạt 122 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm sâu từ 36 tỷ đồng năm 2020 xuống còn hơn 2 tỷ đồng. Công ty cũng ghi nhận thêm khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 102 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn hơn 29 tỷ đồng.

Những doanh nghiệp chuyển nhà năm ngoái giờ ra sao - Ảnh 3.

Đầu tháng 3/2021 Giấy Hoàng Hà Hải Phòng (HHP) cũng hủy niêm yết 18 triệu cổ phiếu trên HNX chuyển sang niêm yết trên HoSE với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 12.900 đồng/cổ phiếu. Đến nay công ty cũng đã kịp tiến hành tăng vốn. Giá cổ phiếu cũng đã có lúc tăng lên quanh vùng giá 15.800 đồng/cổ phiếu trước khi giảm mạnh về mức 11.700 đồng/cổ phiếu như hiện nay.

Chuyển sàn từ Upcom sang HoSE

Bảo hiểm Quân đội (MIG) cũng chuyển sàn từ Upcom sang HoSE từ tháng 1/2021 với 130 triệu cổ phiếu. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 15.550 đồng/cổ phiếu. Đến nay MIG tăng vốn điều lệ lên thành 1.430 tỷ đồng. Giá cổ phiếu có lúc tăng cao nhất lên vùng giá 28.900 đồng/cổ phiếu và hiện giảm về vùng giá 22.200 đồng/cổ phiếu.

Kết quả kinh doanh, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2021 đạt 2.668 tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế tăng 15,6% so với cùng kỳ, lên 224 tỷ đồng.

Cuối tháng 2/2021 doanh nghiệp ngành quảng cáo Clever Group (ADG) mang hơn 18 triệu cổ phiếu chuyển sàn từ Upcom lên niêm yết trên HoSE với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 64.900 đồng/cổ phiếu. Trong năm, cổ phiếu của công ty có lúc giảm xuống dưới 41.000 đồng/cổ phiếu trước khi tăng trở lại về vùng giá 52.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay.

Thép Vicasa – VnSteel (VCA) đưa hơn 15 triệu cổ phiếu chuyển sàn từ Upcom sang HoSE với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 13.100 đồng/cổ phiếu. Thời điểm cổ phiếu thép HOT trên thị trường, giá cổ phiếu VCA đã có lúc vượt 19.000 đồng/cổ phiếu trước khi giảm về quanh vùng 16.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay. Kết quả kinh doanh cũng khả quan với doanh thu năm 2021 tăng 21% lên 2.613 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng trên 71% lên 36 tỷ đồng, vượt 80% kế hoạch năm.

Những doanh nghiệp "chuyển nhà" sang HNX

Ngân hàng TMCP Bắc Á (mã chứng khoán BAB) là doanh nghiệp đầu tiên "chuyển nhà" đến HNX. BAB đã hủy đăng ký giao dịch 708,5 triệu cổ phiếu trên Upcom. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên trên HNX là 16.000 đồng/cổ phiếu.

Hiên tại Ngân hàng Bắc Á tăng vốn điều lệ lên trên 7.531 tỷ đồng. Giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường lên cao nhất trên 25.000 đồng/cổ phiếu trước khi giảm về mức 22.500 đồng/cổ phiếu như hiện nay. Kết quả kinh doanh năm 2021 tăng trưởng mạnh, lợi nhuận sau thuế 726 tỷ đồng, tăng 23,6% so với năm 2020.

Những doanh nghiệp chuyển nhà năm ngoái giờ ra sao - Ảnh 4.

Đầu tư I.P.A đưa hơn 89 triệu cổ phiếu IPA hủy đăng ký giao dịch trên Upcom từ tháng 11/2021 để lên niêm yết trên HNX. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 71.300 đồng/cổ phiếu. Ngay khi chuyển nhà, IPA tiến hành tăng vốn điều lệ lên gấp đôi bằng cách phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1.

Những doanh nghiệp chuyển nhà năm ngoái giờ ra sao - Ảnh 5.

Kết quả kinh doanh của IPA cũng rất ấn tượng. Tính chung cả năm 2021 doanh thu thuần đạt 687 tỷ đồng, tăng 177% so với năm 2020. Trừ chi phí vốn công ty lãi gộp 220 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh thu tài chính trong năm đạt 1.620 tỷ đồng, gấp hơn 13 lần cùng kỳ năm 2020. Chi phí tài chính tăng 187 tỷ đồng so với cùng kỳ, lên 288 tỷ đồng, trong đó phần lớn là chi phí lãi vay. Các công ty liên doanh liên kết mang về khoản lãi 366 tỷ đồng, tăng 262 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trừ các chi phí khác, năm 2021 IPA vẫn lãi trước thuế 1.839 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế gấp 8,8 lần cùng kỳ, lên 1.643 tỷ đồng. EPS thuộc TOP cao, đạt 17.688 đồng.

Những doanh nghiệp chuyển nhà năm ngoái giờ ra sao - Ảnh 6.

Viglacera Đông Triều (DTC) đưa 10 triệu cổ phiếu hủy đăng ký giao dịch trên Upcom lên niêm yết trên HNX cũng từ giữa tháng 11/2021 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 11.300 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu DTC lập tức tăng mạnh đánh dấu bằng 3 phiên tăng trần liên tiếp ngay sau khi chào sàn, đưa giá lên cao nhất ở mức 17.600 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên giá này không giữ được lâu, DTC nhanh chóng giảm mạnh và hiện giao dịch quanh mức 12.000 đồng/cổ phiếu.

Kết quả kinh doanh năm 2021, doanh thu giảm gần 18% xuống còn 274 tỷ đồng. Tuy vậy chi phí tăng cao nên lợi nhuận chỉ bằng 1/4 cùng kỳ, đạt 3,6 tỷ đồng.

Ngày 19/11/2021 Cảng Cam Ranh (CCR) là doanh nghiệp cuối cùng trong năm 2021 chuyển nhà. Doanh nghiệp cảng biển này đưa hơn 24,5 triệu cổ phiếu hủy đăng ký giao dịch trên Upcom để chuyển niêm yết lên HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 28.100 đồng/cổ phiếu. Ngay khi chuyển sàn, CCR tăng trần 2 phiên liên tiếp lên 40.100 đồng/cổ phiếu trước khi giảm sâu, hiện về mức 21.400 đồng/cổ phiếu.

Năm 2021 cũng được xem là năm khởi sắc của ngành cảng biển. Cảng Cam Ranh báo cáo doanh thu tăng gần 41% so với năm 2020, lên gần 195 tỷ đồng. Trừ chi phí vốn vá các chi phí phát sinh, lợi nhuận trước thuế đạt 53 tỷ đồng, vượt 68% chỉ tiêu lợi nhuận được giao  cả năm. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 42 tỷ đồng, tăng trưởng 77% so với năm trước đó.

Thay cho lời kết

Khép lại năm 2021, những doanh nghiệp"chuyển nhà" cũng đã có những bước chuyển mình. Năm 2022 bắt đầu, nhà đầu tư lại đón mừng năm mới với những cơ hội mới.

https://cafef.vn/nhung-doanh-nghiep-chuyen-nha-nam-ngoai-gio-ra-sao-20220131224639581.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.