Du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ cũng như du lịch Việt Nam trầm lắng trong giai đoạn cuối 2021- 2022, tuy nhiên đã có sự tỉnh giấc vươt xa sự mong đợi.
Từ dự đoán Việt Nam sẽ có đột biến về lượng khách du lịch quốc tế
Trong kế hoạch, ngành du lịch đã đặt ra mục tiêu năm 2023 đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch khoảng 650.000 tỉ đồng. Tuy nhiên đây là kế hoạch không bao gồm chương trình xúc tiến hoạt động quảng bá du lịch mà ngành du lịch đang tập trung vào dịp đầu xuân 2023 và những diễn biến đột phá từ việc các quốc gia lân cận thay đổi chính sách về phòng chống Covid.
Trong nhiều năm trở lại đây, thói quen du lịch của khách hàng Việt Nam có nhiều tính chuyển biến và có nhu cầu tìm kiếm khám phá mới mẻ hơn, từ đó hình thành nhiều khu vực tâm điểm du lịch mới. Với ngay cả khách hàng ngoại quốc khi đến Việt Nam nhiều lần, họ cũng mong muốn được trải nghiệm thêm những điều mới mẻ bên cạnh những địa điểm quen thuộc, là một điều tất yếu trong sự phát triển.
Song song với sự phát triển du lịch của các địa phương, đóng góp của các tập đoàn khai thác du lịch ngày càng quan trọng trong việc thu hút du khách đến hưởng các dịch vụ du lịch. Minh chứng rõ ràng nhất là từ giai đoạn 2012-2022 chỉ trong vòng 10 năm, bản đồ du lịch tại Việt Nam đã xuất hiện vô số điểm sáng mới bên cạnh các vùng du lịch truyền thống.
Ví dụ rõ nét nhất là du lịch Phú Quốc có sự bứt phá đặc biệt, trở thành khu du lịch đẳng cấp quốc tế thu hút không chỉ trong mà ngoài nước, thậm chí còn trở thành nơi tổ chức những sự kiện mang tầm quốc tế. Ngoài ra những địa điểm du lịch khác có thể kể tên như Lương Sơn – Hòa Bình, Phú Yên, Quy Nhơn- Bình Định được đẩy mạnh từ giai đoạn 2015 đến nay dù trước đó không quá nổi bật. Chỉ với những quy hoạch mang tính bước ngoặt của địa phương, thời gian hình thành những vùng du lịch ngày càng nhanh và ngày càng lớn.
Du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ có bộ mặt khác biệt
Đây có thể nói là vùng hiếm hoi trong khu vực Châu Á có kết cấu du lịch theo tính "nối dài" tức là khí hậu giữa các vùng có tính tương đồng với nhau nhưng lại trải dài đa sắc thái theo nhiều lớp văn hóa, biến hóa theo từng khu vực. Hiện tại khu vực này đã được sự quy hoạch vĩ mô của chính phủ, các địa phương biến nghành du lịch biển trở thành nghành kinh tế địa phương có quy mô bền vững và quy mô.
Riêng với Bình Định, địa phương đã đưa ra quy hoạch thai nghén từ sớm đẩy mạnh 4 khu vực phía Bắc tỉnh: Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ, An Lão thành 4 trung tâm du lịch mới, trong đó có những quy hoạch dự án tầm quy mô quốc tế. Theo thống kê hiện nay, sân bay Phù Cát cũng là sân bay dân sự có lượng trung chuyển lớn nhất, chỉ đứng sau các sân bay đã được định danh là sân bay quốc tế. Tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Phù Cát cũng đang góp phần giảm tải cho sân bay Đà Nẵng với các tuyến bay trực tiếp sang Hàn Quốc. Hiện nay, UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn đề nghị Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương khảo sát, lập quy hoạch mở rộng sân bay Phù Cát, hướng đến phát triển thành cảng hàng không quốc tế.
Theo dự báo của các chuyên gia, trước đây khu du lịch được hiểu gói gọn là một khu khép kín dành cho khách du lịch tận hưởng những không gian riêng tư, tuy nhiên theo xu thế sẽ xuất hiện nhiều đại đô thị ven biển kết hợp giá trị sống với du lịch. Với quỹ đất còn tương đối rộng và quy hoạch có tầm nhìn chiến lược, dự báo trong tương lai gần du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ có những loại hình du lịch mới, hấp dẫn, thời thượng, có giá trị đa chiều, đồng hành cùng các ngành khác như: bất động sản, văn hóa, lịch sử, thể thao…
Các khu vực tổ hợp dịch vụ quy mô lớn bên biển sẽ là điểm nhấn thu hút khách du lịch, gia tăng giá trị trải nghiệm cao cấp, đặc biệt phát triển dịch vụ về đêm phục vụ khách du lịch, góp phần đưa du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển theo hướng đẳng cấp, thương hiệu tầm vóc quốc tế.