Những Founder phải rời công ty do chính mình sáng lập

12/02/2021 10:05
Những Founder phải rời công ty do chính mình sáng lập

Steve Jobs - Apple

Nhắc đến Apple nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Steve Jobs. Ông không chỉ là người sáng lập mà còn là "linh hồn" của các sản phẩm công nghệ mang thương hiệu "Táo khuyết".

Cùng với Steve Wozniak, Jobs đã khai sinh ra Apple trong gara để xe của gia đình vào năm 1976, khi mới ngoài 20 tuổi. Họ đã làm việc rất chăm chỉ để sau vài năm, từ chỗ chỉ có 2 người trong cái gara bé nhỏ, Apple đã phát triển thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với hơn 4.000 nhân viên.

Bước ngoặt quan trọng diễn ra vào năm 1983 khi Steve Jobs mời John Sculley về làm việc cho Apple. Sculley từng là giám đốc điều hành của Pepsi với nhiều thành tích ấn tượng. Thời gian đầu, Jobs và Sculley kết hợp khá ăn ý và thân thiết với nhau. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, mối quan hệ của 2 người bắt đầu rạn nứt.

Những Founder phải rời công ty do chính mình sáng lập - Ảnh 1.

Steve Jobs từng rời Apple trước khi quay lại vào năm 1997. Ảnh: Getty Images


Đến khoảng tháng 3 năm 1985, mối quan hệ giữa Jobs và Sculley trở nên cực kỳ căng thẳng. Doanh số của Mac không được tốt và Jobs muốn giảm giá, đồng thời đầu tư quảng bá sản phẩm và giảm tập trung vào Apple II. Sculley không đồng ý. Ông cho rằng Mac đơn giản là chưa sẵn sàng và Apple cần đẩy mạnh Apple II hơn.

Sculley gọi Jobs là lừa đảo và đến gặp Ban giám đốc. Kết quả cuối cùng của vụ tranh cãi này là Jobs bị sa thải khỏi Apple.

Elon Musk - PayPal

Sau khi bán trang web cung cấp chỉ đường trong thành phố mang tên Zip2, Elon Musk xây dựng một trang web ngân hàng trực tuyến có tên là X.com. Một năm sau, X.com đã sáp nhập với Confinity, một startup khác do Peter Thiel đồng sáng lập để tạo nên một công ty có tên là PayPal. Musk đảm nhiệm chức vụ CEO.

Những Founder phải rời công ty do chính mình sáng lập - Ảnh 2.

Tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk cũng từng bị sa thải. Ảnh: Getty Images


Tháng 10/1999, nội bộ của PayPal nổ ra tranh cãi lớn khi Elon Musk muốn đưa các server của PayPal từ hệ điều hành miễn phí Unix sang hệ điều hành có tính phí là Microsoft Windows. Nhà đồng sáng lập và sau đó trở thành giám đốc công nghệ của PayPal là Max Levchin là người phản đối dữ dội nhất.

Vào cuối năm 2000, Elon Musk đã quyết định cho mình kỳ nghỉ dài ngày đầu tiên. Tuy nhiên, khi Elon Musk còn đang trên máy bay thì hội đồng quản trị PayPal đã sa thải ông và bổ nhiệm Thiel lên làm CEO mới.

Jack Dorsey - Twitter

Jack Dorsey cùng với Biz Stone và Evan Williams sáng lập ra Twitter vào năm 2006. Dù mạng xã hội này liên tục phát triển nhưng nội bộ của công ty lại thường xuyên có vấn đề. Đầu tiên, chính Dorsey là người muốn Williams phải ra quyết định loại Glass ra khỏi công ty. Sau khi Glass chia tay Twitter, Dorsey thay ông giữ chức CEO.

Những Founder phải rời công ty do chính mình sáng lập - Ảnh 3.

Jack Dorsey quay về Twitter vào năm 2015. Ảnh: Getty Images


Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau lại chính Williams muốn Dorsey nhường lại chức vụ CEO. Mọi việc diễn ra nhanh chóng, Williams chiếm vị trí CEO còn Dorsey được bổ nhiệm làm chủ tịch. Thực tế Dorsey đã bị Twitter sa thải mà chẳng ai biết bởi trên danh nghĩa anh vẫn là chủ tịch. Tuy nhiên, ông không có quyền biểu quyết trong các quyết định của công ty.

Trong thời gian Dorsey vắng mặt, Twitter trải qua nhiều khủng hoảng và cổ phiếu đang trên đà lao dốc đã tăng trưởng trở lại ngay sau khi người đồng sáng lập quay về vào năm 2015.

Andrew Mason, Groupon

Năm 2013, Andrew Mason - nhà sáng lập Groupon bị sa thải chỉ một ngày sau báo cáo kết quả kinh doanh làm nhà đầu tư thất vọng. Mason đã không thể đối phó với tình trạng sụt giảm nhu cầu đối với các phiếu giảm giá - sản phẩm chủ chốt của Groupon.

Những Founder phải rời công ty do chính mình sáng lập - Ảnh 4.

Andrew Mason - nhà sáng lập Groupon bị sa thải năm 2013. Ảnh: CNN

Cùng với Lefkofsky và Bradley Keywell, Mason thành lập Groupon năm 2008. Vị CEO sinh năm 1980 đã dẫn dắt Groupon tới vị trí số 1 trên thị trường dịch vụ cung cấp phiếu giảm giá (coupon). Năm 2010, hãng nhận được lời đề nghị thâu tóm từ Google với giá 6 tỷ USD.

Travis Kalanick, Uber

Kalanick là đồng sáng lập Uber - ứng dụng chia sẻ ôtô sau này mở rộng sang nhiều mảng khác như giao hàng, giao đồ ăn... Dưới thời Kalanick, Uber từng có giai đoạn phát triển mạnh và trở thành startup được định giá cao nhất thế giới. Tuy nhiên, hàng loạt vụ bê bối diễn ra buộc Kalanick phải từ chức vào năm 2017.

Những Founder phải rời công ty do chính mình sáng lập - Ảnh 5.

Travis Kalanick từng đưa Uber thành startup có định giá lớn nhất thế giới. Ảnh: Getty Images

"Tôi yêu Uber hơn bất kỳ thứ gì trên đời và vào thời điểm khó khăn nhất cuộc đời, tôi chấp nhận rút lui theo yêu cầu của các nhà đầu tư, để Uber có thể phát triển trở lại thay vì bị phân tán bởi một cuộc chiến khác", Kalanick chia sẻ khi từ chức.

Adam Neumann, WeWork

Adam Neumann đồng sáng lập WeWork vào năm 2010, sau này hoạt động dưới công ty mẹ với tên gọi We Company. Tại thời kỳ đỉnh cao, startup chia sẻ văn phòng này từng được định giá đến 47 tỷ USD và là một trong những kỳ lân được chú ý nhất thế giới.

Những Founder phải rời công ty do chính mình sáng lập - Ảnh 6.

Adam Neumann rời WeWork năm 2019. Ảnh: Reuters


Tháng 9/2019, WeWork buộc phải hủy bỏ kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) do kết quả kinh doanh thảm hại. Với hàng loạt bê bối, CEO Adam Neumann bị “đá” khỏi WeWork và công ty này chấp nhận thỏa thuận giải cứu 5 tỷ USD của SoftBank.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
9 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
8 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.