Những khu đô thị quy hoạch 'treo' nhiều năm tại TP HCM

21/07/2021 09:32
Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, khu đô thị Tây Bắc, khu đô thị cảng Hiệp Phước đã nhiều năm không được triển khai. Đây là 3 trong 4 khu đô thị vệ tinh được TP HCM xây dựng quy hoạch đến năm 2040, tầm nhìn 2060.

Theo nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 đang được xây dựng, TP HCM sẽ phát triển 4 khu đô thị vệ tinh là cảng Hiệp Phước, khu đô thị Tây Bắc, khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ. Ý tưởng quy hoạch này hướng tới mô hình phát triển tập trung - đa cực tại TP HCM với trọng tâm là TP Thủ Đức theo mô hình đô thị sáng tạo tương tác cao.

Bốn khu đô thị vệ tinh này không phải là những đề xuất mới mà đã được TP HCM vạch ra từ hàng chục năm nay. Tuy nhiên hiện tại mới chỉ có Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ (2.870 ha) có quy hoạch 1/500 , được giao cho Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư, còn lại đều đã "treo" nhiều năm.

Những khu đô thị quy hoạch treo nhiều năm tại TP HCM - Ảnh 1.

4 khu đô thị mới trong kế hoạch phát triển của TP HCM. Đồ họa: Hồ Trang

Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi 6.000 ha

KĐT Tây Bắc nằm trong quy hoạch từ năm 2010 về định hướng phát triển TP HCM. Đến nay, KĐT Tây Bắc (quy hoạch 6.000 ha) đã bồi thường, giải phóng mặt bằng được 3.347 ha của giai đoạn 1.

Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi được quy hoạch từ năm 2010, gồm 5 xã và 1 thị trấn (xã Tân Thới Nhì thuộc huyện Hóc Môn; thị trấn Củ Chi, xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội và Phước Hiệp thuộc huyện Củ Chi) với diện tích 6.000 ha, hiện có 6.000 hộ dân sinh sống. Theo quy hoạch, các hộ dân trong diện phải giải tỏa trắng.

Điểm bất cập trong đồ án quy hoạch 1/2000 là các khu chức năng như cây xanh cảnh quan, công trình công cộng, thương mại, giáo dục, y tế, đường giao thông dự kiến, kho bãi lại nhắm vào các khu dân cư hiện hữu, còn đất trống, đất nông nghiệp lại quy hoạch thành đất ở. Do đó, năm 2016, lãnh đạo TP HCM đã xem xét, điều chỉnh quy hoạch này theo hướng giữ lại các khu vực dân cư tập trung hiện hữu, diện tích khoảng 1.650 ha.

Trả lời kiến nghị của cử tri vào tháng 4 vừa qua, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM cho biết khu đô thị đã được phê duyệt 11 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 nhưng chưa có nhà đầu tư. Sở đã thực hiện rà soát, báo cáo UBND TP HCM về việc điều chỉnh quy hoạch và được phê duyệt điều chỉnh Nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 (điều chỉnh) vào tháng 2/2020. Hiện nay, đồ án điều chỉnh đang trong quá trình lập, thẩm định, chưa được phê duyệt. Sở đang phối hợp Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc, UBND huyện Củ Chi và các đơn vị liên quan để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc.

Trong buổi tiếp xúc cử tri hồi tháng 5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng TP HCM cần có quy định tốt hơn về đền bù giải phóng mặt bằng, thủ tục công khai minh bạch, thậm chí có thời hạn cụ thể về quy hoạch treo. Chủ tịch nước nhấn mạnh phát triển huyện Hóc Môn, Củ Chi trở thành đô thị sinh thái, một cực tăng trưởng mới, một thành phố xanh ở phía Tây TP HCM; hai huyện này cần sớm lên quận hoặc thành phố. Tầm nhìn đến năm 2030 - 2045, Hóc Môn, Củ Chi phải hình thành đô thị sinh thái với điểm nhấn là Khu đô thị Tây Bắc.

Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa “treo” 30 năm

Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh) được quy hoạch thành khu văn hóa, thể thao, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí từ năm 1992 với diện tích 427 ha. Dự kiến khu vực này sẽ là khu phức hợp bao gồm nhà thấp tầng và một số nhà cao tầng, chủ yếu phát triển về thương mại, dịch vụ để thu hút khách quốc tế.

Trong 30 năm, TP HCM đã nhiều lần thay đổi chủ đầu tư dự án này. Năm 2004, thành phố thu hồi đất, giao cho Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn đầu tư. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, dự án không thể triển khai. Sau đó, thành phố giao cho một tập đoàn trong nước lập đồ án quy hoạch phân khu 1/2.000. Năm 2015, thành phố lại chỉ định Liên danh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC (Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất) làm chủ đầu tư. Rồi Emaar Properties PJSC xin rút lui.

Đến tháng 8/2018, tức sau 26 năm quy hoạch “treo”, TP HCM vẫn không chốt được nhà đầu tư mà phải tổ chức đấu thầu chọn lại. 10 doanh nghiệp đã gửi văn bản đề nghị được tham gia đấu thầu dự án, trong đó có những cái tên đáng chú ý như Sunshine, Tân Hoàng Minh, Liên danh CTCP Đầu tư Golden Star và Công ty TNHH Capital Land... Từ đó đến nay, việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án này chưa được công bố. Dự án vẫn nằm trên giấy và chưa hẹn ngày triển khai.

Những khu đô thị quy hoạch treo nhiều năm tại TP HCM - Ảnh 2.

Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa treo nhiều năm. Ảnh: Lê Xuân

Khu đô thị cảng Hiệp Phước

Khu đô thị cảng Hiệp Phước có chủ trương quy hoạch từ năm 2004, chính thức được phê duyệt quy hoạch 1/5.000 vào năm 2013 với diện tích khoảng 3.600 ha, có chức năng là khu đô thị và khu cảng. Trong đó, quy hoạch khu đô thị khoảng 1.354 ha với quy mô gần 200.000 dân, ôm trọn xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.

Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) là đơn vị thực hiện quy hoạch khu đô thị cảng Hiệp Phước. Được biết, giai đoạn 1 của dự án đầu tư vào các khu công nghiệp (đã đầu tư hơn 13 năm qua), giai đoạn 2 đầu tư hệ thống cảng và dịch vụ cảng (đang đầu tư), giai đoạn 3 phát triển một khu đô thị với quy mô gần 200.000 dân (chưa triển khai).

Trước năm 2006, người dân trong khu quy hoạch dự án này được xây dựng nhà ở và thực hiện các quyền về đất đai. Giai đoạn 2007- 2013, tùy trường hợp cụ thể, người dân được xem xét cho chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng. Tới năm 2013, toàn bộ xã nằm trong quy hoạch nên đã ngưng hoàn toàn việc xây dựng nhà của người dân.

Trong khi đó, dự án vẫn chưa được triển khai nên ảnh hưởng tới đời sống người dân, xuất hiện tình trạng xây dựng không phép tràn lan. TPHCM đã chấp thuận thay đổi chủ trương quy hoạch, tức cho phép tồn tại khu dân cư hiện hữu trong khu đô thị thay vì tiến hành giải tỏa trắng và tổ chức tái định cư như trước đây vẫn thực hiện.

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
4 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
4 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
4 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
4 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
4 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi cách nuôi con chỉ sống trong bùn bằng dây nilon, anh nông dân thu lãi hàng trăm triệu
8 giờ trước
Anh Thái Hoàng Phong, nông dân ấp 2, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn giống và bán lươn thương phẩm nhờ vào cách nuôi lươn không bùn khoa học.
Tỷ trọng hàng Việt chiếm hơn 80% trong siêu thị sau 15 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
1 ngày trước
15 năm trước, 77% người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, cao hơn cả Châu Á (40%).
Cục Hàng không chỉ đạo nóng về bay đêm, phục vụ người dân đi lại dịp Tết
2 ngày trước
Cục Hàng không chỉ đạo các đơn vị kéo dài thời gian khai thác, tăng cường bay đêm tại các sân bay Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku và Tuy Hòa để phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết của người dân.
Bình Dương: Đơn giá bồi thường đất chưa phê duyệt, nhiều công trình trọng điểm chậm tiến độ
2 ngày trước
Công tác phê duyệt phương án bồi thường, chi trả tiền và thời gian bàn giao mặt bằng nhiều công trình giao thông trọng điểm Bình Dương đang chậm tiến độ do đơn giá bồi thường đất chưa được phê duyệt.