Những kịch bản nào sẽ xảy ra với thị trường BĐS năm 2022?

28/01/2022 08:44
Quá trình “số hóa” sẽ giúp các cơ quan chức năng dần có các biện pháp quản lý thị trường hữu hiệu hơn, chẳng hạn như ngăn chặn hiện tượng “sốt đất” trên diện rộng.

Ông Peter Dinning, Chủ tịch Colliers Việt Nam cho hay, nếu đại dịch Covid-19 được khống chế tốt, 2022 sẽ là một năm đầy sôi động của thị trường BĐS.

Các động lực quan trọng nhất phải kể ra là nỗ lực của Chính phủ nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án cơ sở hạ tầng trọng yếu và tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, tốc độ phủ vắc xin (mũi thứ 3 hoặc thậm chí là mũi thứ 4) và việc đường bay quốc tế được mở lại.

Về dài hạn, sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và một số điều kiện thuận lợi khách quan về vị trí địa lý hay dân số trẻ sẽ giúp nhiều phân khúc BĐS có sức cầu đáng kể, là điều kiện để thị trường BDS tiếp tục năng động và phát triển.

Còn theo ông David Jackson – Tổng giám đốc Colliers Việt Nam, xét kịch bản lạc quan nhất là các hoạt động kinh tế được khôi phục hoàn thì các phân khúc cũng sẽ hồi phục với tốc độ không giống nhau. BĐS công nghiệp, nhà ở và văn phòng sẽ có nhiều ưu thế để lấy lại và tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ ngay trong năm tới, trong khi đó, BĐS nghỉ dưỡng cần thêm thời gian và có quan hệ chặt chẽ với đà hồi phục của ngành du lịch – có khi cần đến 2 hoặc 3 năm để đạt mức tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, công nghệ sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong lĩnh vực bất động sản, nổi bật là việc các chủ đầu tư ứng dụng các giải pháp thông minh cho các khu căn hộ để gia tăng trải nghiệm sống cho cư dân. Một số chủ đầu tư cũng đã bắt đầu xây dựng các sàn giao dịch trực tuyến để giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn. Quá trình "số hóa" cũng sẽ giúp các cơ quan chức năng dần có các biện pháp quản lý thị trường hữu hiệu hơn, chẳng hạn như ngăn chặn hiện tượng "sốt đất" trên diện rộng.

Theo đại diện đơn vị này, trong năm 2022, nhiều khả năng BĐS công nghiệp sẽ tiếp tục tỏa sáng. Sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc cũng như một loạt Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) được ký kết đã làm gia tăng nhu cầu về đất công nghiệp trên cả nước. Bên cạnh đó, các dịch vụ nhà xưởng, kho bãi, với đà tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử, mảng dịch vụ logistics cũng hứa hẹn tiềm năng lớn.

Cũng theo bà Nancy Lương, Giám đốc Bộ phận Quản lý tài sản Colliers Việt Nam, qúa trình "số hóa" trong hoạt động quản lý vận hành sau đại dịch chắc chắn sẽ được đẩy mạnh nhanh chóng. Việc ứng dụng công nghệ mới, dữ liệu trong thời gian thực (real-time data) sẽ giúp đơn vị quản lý vận hành có được đánh giá tổng quan và chính xác hơn, từ đó giúp họ đưa ra các quyết định phù hợp về các công đoạn cần thay đổi, thời gian bảo trì thiết bị…Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức về mặt công nghệ, đòi hỏi trình độ quản lý, vận hành cao cấp, đồng bộ và chặt chẽ. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này cần phải nhanh chóng nắm bắt giải pháp phù hợp, có chiến lược triển khai, huấn luyện nhân viên và kế hoạch vận hành chu đáo.

Cùng với đó, nhu cầu thuê văn phòng nhiều khả năng vẫn sẽ cao do Việt Nam tiếp tục thu hút tốt FDI cùng với đà hồi phục kinh tế mạnh mẽ. Sẽ có xu hướng nhiều chủ đầu tư phát triển các khu văn phòng ra phía các quận tương đối xa trung tâm để tận dụng ưu thế về giá thuê hay chi phí vận hành. Văn phòng thông minh và không gian làm việc chung (co-working space) sẽ tiếp tục phát triển năng động. Điều này đến từ việc xu hướng làm việc từ xa, làm việc linh động sẽ dần trở nên rõ nét hơn. Sự gia tăng của doanh nghiệp startup và công nghệ cũng là động lực quan trọng của phân khúc co-working space.

Cùng với đó, do sự gia tăng nhanh của tầng lớp trung lưu và việc thương mại điện tử vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn được các cửa hàng truyền thống, BĐS bán lẻ vẫn sẽ có thể phát triển rất sôi động trong năm 2022.

Theo các chuyên gia Colliers, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bất động sản nên rà soát và đổi mới chiến lược sử dụng dữ liệu cho các quyết định kinh doanh của mình. Xu hướng thị trường, tâm lý và hành vi của khách hàng đã và đang có những thay đổi sâu sắc sau đại dịch. Vậy nên chúng ta cũng cần có những bước đi nhằm thích ứng với những thay đổi và cũng là những cơ hội mới này.

https://cafef.vn/nhung-kich-ban-nao-se-xay-ra-voi-thi-truong-bds-nam-2022-20220127164538979.chn

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
37 phút trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
36 phút trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
25 phút trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
23 phút trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
2 giờ trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
19 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.