Những lãnh đạo ngân hàng tuổi Sửu

12/02/2021 11:05
Trong ngành ngân hàng, nhiều người tuổi Sửu là lãnh đạo chủ chốt của các nhà băng lớn như Vietcombank, Techcombank, Sacombank,...

Người tuổi Sửu hay còn gọi là tuổi "Trâu" sinh năm 1949, 1961, 1973, 1985,...được biết đến với đức tính đặc trưng là cần cù, chăm chỉ, siêng năng.

Theo Tử vi phương Đông, người tuổi Sửu luôn nỗ lực hết mình để làm tốt các công việc. Và vì vậy, họ thường được mọi người yêu quý và họ cũng dễ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.

Tính tình của người tuổi Sửu thì hiền lành, không thích ganh đua, cạnh tranh và đặc biệt rất trọng chữ tín. Họ có phong thái điềm đạm và chỉn chu nên xây dựng được hình ảnh rất đẹp trong mắt mọi người xung quanh. 

Với những ưu điểm trên, rất nhiều doanh nhân tuổi Sửu đã đạt được thành công lớn trong sự nghiệp của mình. Trong ngành ngân hàng, rất nhiều người tuổi Sửu là lãnh đạo chủ chốt của các nhà băng lớn. 

Ông Phạm Quang Dũng - CEO Vietcombank  (1973 - Quý Sửu)

Những lãnh đạo ngân hàng tuổi Sửu - Ảnh 1.

Ông Phạm Quang Dũng - Tổng Giám đốc Vietcombank sinh năm 1973, đã có 20 năm gắn bó với Vietcombank và là CEO của ngân hàng này được 7 năm.

Ông Dũng từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng như: Phó Chánh văn phòng; Phó Giám đốc Công ty Tài chính Việt Nam tại Hongkong; Trưởng Phòng Quan hệ Ngân hàng đại lý, trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và được bầu là Uỷ viên HĐQT kiêm nhiệm của Vietcombank từ tháng 4/2013. Từ tháng 11/2014 ông Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vietcombank.

Trong 7 năm ông Dũng làm người đứng đầu ban điều hành Vietcombank, nhà băng này tăng trưởng vượt bậc, trở thành ngân hàng "ăn nên làm ra" nhất hệ thống, duy trì vị trí quán quân lợi nhuận suốt giai đoạn 2016-2020. Năm 2019, lợi nhuận của nhà băng này cán mốc 23.000 tỷ đồng, trở thành ngân hàng Việt đầu tiên có lợi nhuận chạm mức tỷ USD. 

Ngoài ông Dũng, Vietcombank cũng có nhiều sếp tuổi Sửu, như bà Phùng Nguyễn Hải Yến – Phó TGĐ, bà La Thị Hồng Minh – thành viên BKS, ông Đào Minh Tuấn – Phó TGĐ (1961). 

Ông Đỗ Tuấn Anh - Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank (1973 - Quý Sửu)

Những lãnh đạo ngân hàng tuổi Sửu - Ảnh 2.

Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank sinh năm 1973, Tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý tài sản đầu tư tại Đại học tổng hợp Quản lý Singapore và cử nhân Ngoại ngữ - Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. 

Ông Đỗ Tuấn Anh có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Techcombank và các tổ chức, doanh nghiệp khác. Ông Đỗ Tuấn Anh là thành viên HĐQT Techcombank từ tháng 12/2012, và Quyền Tổng Giám đốc Techcombank từ tháng 08/2013 đến tháng 3/2015. 

Tháng 6/2015, ông Tuấn Anh được bổ nhiệm là Phó Tổng Giám đốc ngân hàng và vừa mới từ nhiệm khỏi vị trí này từ tháng 7/2020. Tuy rời khỏi ban điều hành, ông vẫn là Phó Chủ tịch HĐQT của Techcombank. Sau đó, ông đảm nhiệm thêm vị trí Tổng Giám đốc Tập đoàn KDI Holdings.

Phó Chủ tịch Techcombank hiện nắm giữ hơn 1,28 triệu cổ phiếu TCB, có giá trị thị trường đạt khoảng 46 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - CEO Sacombank (1973 - Quý Sửu)

Những lãnh đạo ngân hàng tuổi Sửu - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm sinh năm 1973, có trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế - tài chính - ngân hàng. Bà Diễm được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank từ tháng 7/2017.

Bà Diễm bắt đầu công tác tại Sacombank từ năm 2002 và từng đảm nhiệm các công việc thuộc lĩnh vực kế toán, tín dụng, dịch vụ khách hàng, khách hàng doanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý nợ và đã có 11 năm ở vai trò quản lý, điều hành. Trước khi được bổ nhiệm Tổng giám đốc, bà Diễm là Phó tổng giám đốc phụ trách thu hồi nợ của ngân hàng. 

Dưới thời bà Diễm làm CEO và ông Dương Công Minh làm Chủ tịch HĐQT, Sacombank đã có những bước chuyển mình ấn tượng và dần trở lại cuộc đua ngành ngân hàng. Năm 2020, dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt hơn 340 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2019 - cao hơn mức trung bình toàn ngành (12,13%). Công tác thu hồi, xử lý nợ xấu được đẩy mạnh với doanh số đạt hơn 15.000 tỷ đồng, nhờ đó tài sản tồn đọng tiếp tục giảm thêm 16,7% so với năm trước và tỷ lệ nợ xấu được kéo giảm về còn 1,6%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2020 của Sacombank đạt 3.339 tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch.

Ông Nguyễn Văn Lê - CEO SHB (1973 - Quý Sửu)

Những lãnh đạo ngân hàng tuổi Sửu - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Lê (sinh năm 1973 - Quý Sửu), quê Cần Thơ, có học vị Tiến sỹ Tài chính - Ngân hàng. Ông Lê cũng là một trong những cá nhân giữ chức Tổng Giám đốc lâu nhất của một ngân hàng tại Việt Nam. Hiện ông Lê vừa là CEO, vừa là thành viên HĐQT của SHB.

Ông Nguyễn Văn Lê giữ chức Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Nhơn Ái (nay là SHB) vào năm 1999 khi ông mới chỉ 26 tuổi. Đến nay, SHB tròn 28 tuổi và ông Nguyễn Văn Lê đã gắn bó với ngân hàng này đến hơn 20 năm trên cương vị Tổng Giám đốc. 

Năm 2020, lợi nhuận trước thuế của SHB đạt 3.412 tỷ đồng, tăng trưởng 12,8% so với năm trước. Tính đến cuối tháng 12/2020, tổng tài sản của SHB đạt 412,9 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng 15,3%, lên 305,6 nghìn tỷ đồng trong khi tiền gửi của khách hàng tăng 17,1%, lên 303,6 tỷ đồng. 

Trong năm 2020 SHB đã trích lập 4.534 tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu, trong đó phần lớn là nợ xấu của Habubank. Với các giải pháp xử lý nợ quyết liệt, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ của SHB giảm xuống mức 1,6%, mức thấp nhất kể từ khi nhận sáp nhập Habubank tới nay (từ năm 2012), tỷ lệ nợ xấu và nợ bán cho VAMC giảm xuống dưới 3%, hoàn thành mục tiêu NHNN giao. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hợp nhất cũng chỉ ở mức 1,71%.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
39 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
58 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.