Những ngân hàng có nợ xấu "đẹp" nhất quý 1/2022

06/05/2022 11:31
Trái ngược với những lo ngại trước đó, nhiều ngân hàng vẫn đang kiểm soát tốt tỷ lệ nợ xấu trong quý đầu năm nay.

Theo số liệu thống kê BCTC của 27 ngân hàng giao dịch trên sàn chứng khoán cho thấy, trong 3 tháng đầu năm đa phần tỷ lệ nợ xấu nội bảng cho vay của các nhà băng đều tăng. Mặc dù vậy, một số ngân hàng vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay ở mức thấp.

Tính đến cuối quý 1/2022, nợ xấu nội bảng của 27 nhà băng là 111.147 tỷ đồng, tăng 12,4% so với đầu năm. Nhiều ngân hàng vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu rất thấp, dưới 1% như Techcombank, BIDV, Vietcombank, ACB, MB, BacABank. Đây đều là những ngân hàng được thị trường đánh giá cao về chất lượng tài sản trong vài năm trở lại đây.

Techcombank đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu nội bảng thấp nhất, chỉ 0,66%, giảm nhẹ so với mức 0,67% hồi đầu năm. Tổng nợ xấu nội bảng của nhà băng này tăng thêm gần 148 tỷ lên mức là 2.441 tỷ đồng tính đến thời điểm cuối quý 1 trong khi dư nợ cho vay của TCB rất lớn, lên tới 365.742 tỷ đồng. Techcombank cũng là ngân hàng sở hữu nhiều trái phiếu doanh nghiệp, nếu xét tỷ lệ nợ xấu/ tổng tín dụng, tỷ lệ này của Techcombank chỉ ở mức 0,57%.

Với BacABank, tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm nhẹ từ 0,77% hồi đầu năm còn 0,75%. Nợ xấu của ngân hàng này tại thời điểm cuối quý 1 xấp xỉ cuối năm 2021, ở mức 645 tỷ đồng.

Một số nhà băng khác như Vietcombank, ACB và MB cũng ghi nhận sự tăng nhẹ tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay, tuy nhiên đến cuối quý 1 tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các nhà băng này vẫn ở mức thấp, lần lượt là 0,81%; 0,82%; 0,99%. Vietcombank cũng là ngân hàng duy nhất trong nhóm Big4 có tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.

Nợ xấu của BIDV chỉ tăng nhẹ 3,7% trong quý này lên mức 13.730 tỷ đồng. Khối nợ xấu nội bảng của BIDV hiện nay về giá trị tuyệt đối cũng thuộc top đầu, đứng thứ 3 chỉ sau VPBank và Vietinbank. Tuy nhiên, so với dư nợ cho vay lên tới hơn 1,4 triệu tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu của BIDV vẫn thuộc nhóm thấp trong hệ thống khi tăng từ 0,97% lên 1% trong quý này.

Các ngân hàng thương mại khác cũng có tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp tính đến cuối quý 1, chỉ dao động trong khoảng từ 1-1,5% như TPBank, VietinBank, Sacombank, LienVietPostBank.

VietinBank mặc dù có tổng nợ xấu tại thời điểm cuối tháng 3 là hơn 15 nghìn tỷ đồng, nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức thấp. Lý do là vì dư nợ cho vay của nhà băng này rất lớn, đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng.

Một trường hợp cũng đáng chú ý là HDBank. Ngân hàng này có công ty con về tài chính tiêu dùng (đặc thù tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với ngân hàng) tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu hợp nhất chỉ ở mức 1,46%, và nếu tách riêng công ty tài chính thì nợ xấu của ngân hàng riêng lẻ chỉ 1,17%, thuộc nhóm thấp trong ngành.

Những ngân hàng có nợ xấu đẹp nhất quý 1/2022 - Ảnh 1.

Nhiều ngân hàng đã tỏ ra thận trọng hơn đối với nợ xấu khi tăng mạnh trích lập dự phòng trong quý 1. Nhờ vậy, một số ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu khá cao như BIDV là 277%, MB là 250%, Techcombank là 160%.

Đặc biệt, VietinBank đã tăng gấp 3 lần chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên 4.426 tỷ đồng trong kỳ này. Điều này khiến lợi nhuận trước thuế chỉ còn 5.822 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Việc tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu tính đến cuối quý 1/2022 của nhà băng này đã lên mức gần 200%, tăng mạnh so với mức 180% từ cuối năm 2021.

TPBank cũng đã tăng mạnh trích lập dự phòng trong 3 tháng đầu năm với mức trích tới 755 tỷ đồng, tăng 93% so với quý 1/2022. Việc tăng trích lập dự phòng đã ảnh hưởng phần nào đến lợi nhuận trước thuế của TPBank, theo đó lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 14,1% so với cùng kỳ.

Tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên trong dài hạn, bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng sẽ sáng sủa hơn nếu những khoản dự phòng này được hoàn nhập.

Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng Covid-19 hết hạn vào ngày 30/6/2022 tới đây. Nếu không được gia hạn thì nợ xấu tiềm ẩn từ số dư nợ được cơ cấu theo Thông tư này nhiều khả năng được thể hiện rõ ràng hơn trên bảng cân đối tài sản của các ngân hàng, khiến rủi ro nợ xấu gia tăng.

https://cafef.vn/nhung-ngan-hang-nao-co-no-xau-dep-nhat-20220506095236238.chn

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
16 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
16 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
17 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
18 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
18 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.