Những nghịch lý ở Uber trước thềm IPO

04/06/2018 08:49
Có lẽ Uber sẽ gặp nhiều khó khăn khi phát hành cổ phiếu ra công chúng nếu vẫn tiếp tục thua lỗ.

Chủ tịch tập đoàn Công nghệ Uber hiện đang thể hiện hình ảnh của một doanh nghiệp tử tế hơn, nhẹ nhàng hơn, khiêm tốn hơn và trách nhiệm hơn. Đây đều là những điểm tích cực. Tuy nhiên, dưới sự quản lý của CEO Dara Khosrowshahi, Uber tiếp tục áp dụng chiến lược có vẻ mâu thuẫn: Ông muốn công ty đầu tư nhiều hơn, nhưng đồng thời còn phải cắt giảm chi phí và chuẩn bị IPO trong năm tới.

Vào thứ tư, những số liệu tài chính tốt nhất do Uber tiết lộ cho thấy một công ty lớn tăng trưởng nhanh nhưng vẫn tiếp tục thua lỗ nặng. Uber cho biết trong quý một, doanh thu của công ty đạt 2,6 tỉ USD, phần lớn doanh thu tới từ các khoản trích phần trăm từ mỗi chuyến Uber sau khi trả phần lớn phí cho tài xế. Theo Bloomberg News, doanh thu của hãng đã tăng vọt 70% so với năm trước đó.

Không kể thương vụ "bán mình" cho Grab tại Nga và Đông Nam Á, Uber tiếp tục không tạo ra lợi nhuận. Rất khó để đánh giá mức độ thành công khi cắt giảm chi phí bởi thông tin tài chính do công ty báo cáo không nhất quán. Điều này gây khó khăn khi so sánh số liệu hiện tại với kết quả kinh doanh trước đó. Uber cũng đầu tư nhiều tiền cho nhiều hoạt động, bao gồm mở rộng lĩnh vực kinh doanh gọi xe theo yêu cầu. Trong một báo cáo, Khosrowshahi cho biết Uber dự định sử dụng khoản doanh thu tăng đột biến nhằm "tái đầu tư" các hoạt động sinh lời trong lĩnh vực gọi xe theo yêu cầu và các dự án mới với chi phí cao như phát triển xe không người lái.

Đây rõ ràng không phải là một tuyên bố mà người ta mong muốn nghe được từ CEO của một công ty đang chuẩn bị IPO. Và có lẽ Uber sẽ gặp nhiều khó khăn khi phát hành cổ phiếu ra công chúng nếu vẫn tiếp tục thua lỗ. 

Tuy nhiên, vào năm 2017, Snapchat, một công ty không có nhiều thành tích kinh doanh trong quá khứ, đã IPO thành công. Snapchat từng "điên cuồng đốt tiền" và thua lỗ trong suốt một năm trước khi IPO. Trên cơ sở tương tự, thua lỗ trong quý một của Uber là khoảng 20% doanh thu thuần (không tính ảnh hưởng từ thương vụ tại Nga và Đông Nam Á). Công ty mẹ của Snapchat, Snap Inc., đã cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận định giá thấp cho những công ty thua lỗ lớn và không có mô hình kinh doanh chắc chắn. Và Uber hoàn toàn phù hợp với những tiêu chí này.

Tuy nhiên, Uber hiện đang nỗ lực giảm thiểu tình trạng thua lỗ trước khi IPO, trong khi thua lỗ của Snapchat lại ở mức rất cao trước đợt IPO vào năm 2017.

Ở thời điểm này, nhiều người tự hỏi vì sao Uber lại cảm thấy cần phải lên sàn. Chắc hẳn phải có một quy định nội bộ nào đó yêu cầu công ty cần tự tạo vốn cho chính mình thay vì phụ thuộc vào những dòng tiền bên ngoài. Tuy nhiên, trường hợp của Uber cũng giống như một doanh nghiệp tư nhân trở thành một công ty đại chúng mới.

Trong nhiều năm, Uber có một nhóm đầu tư sẵn sàng và có khả năng cấp vốn cho công ty. Các nhân viên và những nhà đầu tư ban đầu của Uber không còn phải chờ đợi tiền từ cổ phần trong vô vọng bởi các nhà đầu tư, bao gồm SoftBank của Nhật Bản, đã đồng ý mua cổ phiếu trực tiếp từ các công nhân và cổ đông của Uber. Vào thứ tư, công ty cũng cho biết một nhóm gồm ba doanh nghiệp đầu tư đã chấp thuận mua lượng cổ phiếu trị giá hàng trăm triệu USD từ các nhà đầu tư hiện tại.

Bán cổ phần của nhân viên và nhà đầu tư và tiếp cận với nguồn vốn xã hội là các hoạt động đặc trưng của một công ty đại chúng. Tuy nhiên, đặc điểm này chỉ đúng trong một thời gian, và chắc chắn không đúng với Uber. Thật khó để tưởng tượng các doanh nghiệp công nghệ trẻ lại thể hiện tham vọng không lên sàn.

Trước năm 2010, Uber là một công ty hoàn hảo trong ngành công nghệ. Tuy nhiên, Uber dần tụt dốc do đội ngũ quản lý trước đã phá vỡ quá nhiều quy tắc. Tuy nhiên, đội ngũ quản lý mới có thể cải thiện tình hình bằng cách đột phá mô hình đại chúng toàn phần.

Tin mới

"Thần dược" trồng ở vùng đất lửa của Trung Quốc tràn sang Việt Nam, có loại giá chỉ 50.000 đồng/kg
3 giờ trước
Loại quả này có quả nhỏ nhưng cực dày thịt, chín tự nhiên trên cây không qua máy sấy, có độ ngọt vừa phải, dẻo, hạt lép, thơm ngon hiếm có.
Mẫu iPhone như "anh em song sinh" với iPhone 16 Plus: Rẻ hơn đến 3 triệu, tính năng gần như ngang ngửa
3 giờ trước
Cầm trên tay, khó ai phân biệt được hai mẫu iPhone này nếu không quay lại mặt lưng đằng sau.
VinFast VF 3 - 'ông vua mới trong làng biển đẹp': Vừa đấu giá 3,9 tỷ liền rao bán chênh tới gần 1 tỷ đồng
4 giờ trước
Nhiều cư dân mạng tỏ ra ngạc nhiên trước độ chịu chơi của các chủ xe VinFast VF 3 này.
2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
5 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
5 giờ trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
1 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 ngày trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.