Những người cố tình nhiễm Covid để "sống thoải mái hơn": Xin đừng... điên

16/01/2022 10:16
Các bác sĩ cho rằng việc cố tình nhiễm Covid-19 vì "biến thể Omicron cho triệu chứng nhẹ hơn" là một ý tưởng hết sức điên rồ và dại dột.

"Tại sao không nhiễm luôn Omicron để thoát khỏi dịch bệnh? Nó nhẹ mà, đúng không? Lại làm tăng miễn dịch nữa?"

Câu hỏi vang lên, lơ lửng giữa phòng ăn tối của một gia đình, khiến nhóm người đã tiêm chủng đầy đủ trở nên câm lặng. Và nhân vật phát ra câu hỏi đó là một người đã tiêm đủ 3 mũi, với nền tảng giáo dục tốt.

Trên thực tế, ý tưởng cố tình nhiễm biến thể Omicron "đang sục sôi trong cộng đồng" - theo đánh giá của Tiến sĩ Paul Offit từ Trung tâm Giáo dục Vaccine của Bệnh viện Nhi Philadelphia, kèm theo một tiếng thở dài.

 Những người cố tình nhiễm Covid để sống thoải mái hơn: Xin đừng... điên - Ảnh 1.

"Nó lan tỏa như cháy rừng" - Tiến sĩ Robert Murphy, giám đốc điều hành Viện Sức khỏe Toàn cầu Havey từ ĐH Northwestern đồng tình. "Và nó chạm đến đủ loại người, từ nhóm đã tiêm chủng cho đến cộng đồng anti-vax".

Biến thể Omicron đến thời điểm hiện tại vẫn được cho là sẽ mang đến triệu chứng nhẹ hơn, dù chưa thể khẳng định. Tuy nhiên đối với giới chuyên gia, việc cố tình mắc Covid - dù có là Omicron - vẫn sẽ là một ý tưởng điên rồ.

Covid không phải cảm lạnh

Tiến sĩ Murphy cho biết, sốt cao, đau mỏi cơ, sưng hạch bạch huyết, đau họng và khó thở là những triệu chứng được ghi nhận ở ngay cả những ca triệu chứng nhẹ của biến thể Omicron. Và nó khiến người bệnh trở nên suy nhược trong nhiều ngày.

"Mọi người đồn đại rằng nhiễm Omicron chỉ như bị cảm lạnh. Nhưng không phải thế. Covid vẫn là một dịch bệnh đe dọa tính mạng".

 Những người cố tình nhiễm Covid để sống thoải mái hơn: Xin đừng... điên - Ảnh 2.

Covid-19 không phải là một cơn cảm lạnh

Một nghiên cứu gần đây trên hơn 1 triệu người do CDC Hoa Kỳ công bố cho thấy dù đã tiêm vaccine, những người trên 65 tuổi, có miễn dịch yếu hoặc bệnh nền như tiểu đường, suy thận, bệnh tim... đều gặp rủi ro cao mắc triệu chứng nặng khi nhiễm Covid. Tuy nhiên, ngay cả những người không có bất kỳ tiền sử sức khỏe gì vẫn có thể mắc bệnh nặng.

"Tôi có những bệnh nhân đã tiêm đủ hoặc tiêm tăng cường. Họ trên 65 tuổi nhưng không có tiền sử bệnh lý, và giờ phải ở trong bệnh viện với tình trạng rất xấu" - Murphy cho hay.

Theo Offit thì trên thực tế, khác với Delta, việc nhiễm biến thể Omicron sẽ "cho ít nguy cơ nhập viện và khả năng phải sử dụng ICU (chăm sóc tích cực) cũng như máy thở, và cũng ít khả năng tử vong. "Tuy nhiên thấp không có nghĩa là không xảy ra. Nó chỉ ít nghiêm trọng hơn. Tỉ lệ tử vong chưa bao giờ là 0%. Bạn thực sự không nên mong bản thân nhiễm bệnh".

Nguy cơ mắc "Covid kéo dài"

Mất mùi vị đã trở thành một triệu chứng phổ biến với các ca nhiễm Covid thể nhẹ. Nghiên cứu cho thấy khoảng 80% người có triệu chứng này phục hồi trong vòng 1 tháng, nhưng có trường hợp mất đến hơn 6 tháng. Thậm chí, có những người không bao giờ lấy lại được vị giác và khứu giác nữa.

 Những người cố tình nhiễm Covid để sống thoải mái hơn: Xin đừng... điên - Ảnh 3.

Nhiều người vẫn mắc các triệu chứng Covid kéo dài sau khi khỏi bệnh

Nhưng đó chỉ là một trong số nhiều vấn đề khác liên quan đến Covid-19 có thể tồn tại sau khi nhiễm - gọi chung là "Covid kéo dài". Nhiều người sau khi phục hồi vẫn gặp phải các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, mất trí nhớ, tim đập nhanh, tiêu chảy, đau mỏi cơ, rối loạn cảm xúc và mất ngủ. Các trường hợp nghiêm trọng hơn còn bị tổn thương phổi, tim, thận, cũng như mắc các chứng bệnh tâm lý khác.

"Chúng tôi vẫn đang cố tìm hiểu về Covid kéo dài. Và bởi chưa hiểu, tôi sẽ chẳng dại mà vội vàng nhiễm bệnh đâu" - Offit nói thêm.

"Virus tự nhiên còn được gọi là virus hoang dã, bởi chúng không thể kiểm soát. Đừng liều lĩnh nhiễm nó".

Nguy cơ lây nhiễm cho trẻ em

Tại Mỹ, mới chỉ 54% trẻ em từ 12 - 17 tuổi đủ điều kiện tiêm vaccine đã tiêm chủng. 23% trẻ từ 5 - 11 tuổi được tiêm mũi 1.

Mũi tiêm tăng cường - vốn được giới khoa học xem là chìa khóa để chống lại Omicron - chỉ mới được CDC chấp thuận tiêm cho trẻ trên 12 tuổi, nghĩa là có rất ít trẻ em được tiêm mũi này.

 Những người cố tình nhiễm Covid để sống thoải mái hơn: Xin đừng... điên - Ảnh 4.

Đừng làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho trẻ em

Nói cách khác, việc bạn cố tình nhiễm bệnh có thể khiến trẻ em xung quanh tăng rủi ro lây nhiễm hơn. Tại Mỹ, số trẻ em nhiễm bệnh đang tăng rất nhanh, theo số liệu từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP).

"Vào tuần trước, có 580.000 ca Covid ở trẻ em được ghi nhận, tăng 78% so với mức 325.000 vào tuần cuối tháng 12/2021, và gấp 3 so với 2 tuần trước đó" - trích báo cáo từ AAP.

Phần lớn thời gian đại dịch cho thấy các ca nhiễm Covid trên trẻ em thường nhẹ, nhưng làn sóng Omicron đang đẩy lượng trẻ em dưới 18 tuổi vào bệnh viện nhiều hơn.

Hành hạ nền y tế

Việc cố tình lây nhiễm sẽ khiến dịch bệnh tiếp diễn, và dần dần bào mòn khả năng chịu đựng của nền y tế - theo Murphy nhận định.

Trong tuần qua, có hơn 1000 bệnh viện báo cáo cho Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ rằng họ đang gặp khủng hoảng về nhân sự. Con số này lớn hơn bất kỳ thời điểm nào trong đại dịch.

 Những người cố tình nhiễm Covid để sống thoải mái hơn: Xin đừng... điên - Ảnh 5.

Việc thiếu hụt nhân viên y tế sẽ còn kéo dài hơn, sau khi các nhân viên tuyến đầu nhiễm bệnh hoặc buộc phải cách ly vì tiếp xúc với Covid. Và nó xảy ra ở thời điểm hết sức không tốt, khi có thêm hơn 138.000 bệnh nhân phải nhập viện chỉ trong ngày 8/1.

Đừng đùa giỡn với Mẹ Thiên nhiên

Đã từng có thời điểm các bậc phụ huynh cố tình tổ chức các "bữa tiệc thủy đậu" để về lây cho con nhỏ của mình, với ý tưởng rằng mắc càng sớm, càng dễ khỏi.

"Dĩ nhiên đó là ý tưởng rất tệ rồi" - Offit cho biết, đồng thời kể về trường hợp của một người quay phim có chị gái cố tình đưa con đến buổi tiệc như vậy. Thật không may, đứa trẻ đã tử nạn.

"Đừng đùa giỡn với Mẹ thiên nhiên".

Nguồn: CNN

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
37 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
29 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.