Đóng BHXH có tháng lẻ rút BHXH 1 lần được lợi thế nào?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH , người lao động đóng BHXH từ đủ 1 năm trở lên được tính hưởng BHXH 1 lần như sau:
Tham gia BHXH bắt buộc:
(Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH)
Tham gia BHXH tự nguyện:
(Mbqtn là mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH)
Trong đó, thời đóng bảo hiểm tính hưởng BHXH 1 lần sẽ được tính làm tròn thành nửa năm hoặc tròn năm. Cụ thể:
Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ từ 1-6 tháng: Làm tròn bằng nửa năm.
Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ từ 7-11 tháng: Làm tròn bằng một năm.
Thời gian đóng BHXH trước năm 2014 có tháng lẻ: Chuyển các tháng lẻ đó sang giai đoạn đóng BHXH từ ngày 01/01/2014 trở đi và được làm tròn theo quy định để tính BHXH 1 lần.
Có thể thấy, nếu có cùng mức lương đóng BHXH, người có thời gian đóng lẻ tháng cũng sẽ được tính hưởng như người đóng đủ nửa năm hoặc nửa năm.
Thậm chí, nếu có tháng lẻ ở giai đoạn đóng trước năm 2014 thì thời gian này còn được tính vào giai đoạn từ năm 2014 trở đi để nhân với hệ số 2 thay vì là 1,5 của giai đoạn đóng bảo hiểm trước năm 2014. Như vậy, số tiền BHXH được hưởng sẽ được lợi hơn rất nhiều.
Ví dụ 1: Chị A và chị B cùng có mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là 4 triệu đồng/tháng. Chị A tham gia BHXH từ năm 2015 và có thời gian đóng bảo hiểm là tròn 3 năm, còn chị B tham gia BHXH từ năm 2016 có thời gian đóng là 2 năm 7 tháng.
Năm 2021, chị A và chị B cùng rút BHXH 1 lần.
Khi đó, thời gian tính hưởng BHXH 1 lần của chị B sẽ được làm tròn thành 3 năm.
Như vậy, cả chị A và chị B sẽ cùng nhận được số tiền BHXH 1 lần như sau:
Tiền BHXH 1 lần = 2 x 3 năm x 4 triệu đồng = 24 triệu đồng
Ví dụ 2: Anh A và anh B cùng có cùng thời gian đóng BHXH là 2 năm và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là 3,5 triệu đồng/tháng.
Anh A đóng BHXH từ tháng 1/2012 đến hết tháng 12/2013. Trong khi đó, anh B đóng BHXH từ tháng 5/2012 đến hết tháng 4/2014 (giai đoạn trước năm 2014 có 1 năm 8 tháng nên 8 tháng lẻ được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014 trở đi).
Tiền BHXH 1 lần của anh A = 1,5 x 02 năm x 3,5 triệu đồng = 10,5 triệu đồng
Tiền BHXH 1 lần của anh B = 1,5 x 01 năm x 3,5 triệu đồng + 2 x 01 năm x 3,5 triệu đồng = 12,25 triệu đồng.
Thủ tục rút BHXH 1 lần
Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, để rút BHXH 1 lần, người lao động chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục như sau.
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Theo đó, một bộ hồ sơ đầy đủ sẽ phải gồm các giấy tờ sau:
- Bản chính Sổ bảo hiểm xã hội.
- Bản chính Đơn đề nghị (theo Mẫu số 14-HSB ).
- Người ra nước ngoài để định cư: Nộp thêm bản sao Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ chứng minh lý do ra nước ngoài định cư như hộ chiếu nước ngoài cấp, thị thực nước ngoài cho phép nhập cảnh để định cư,…
- Người mắc bệnh như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong,… phải nộp thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được; Bị mắc bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên thể hiện tình trạng không tự phục vụ được.
- Trường hợp thanh toán phí giám đinh y khoa: Nộp thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bản chính bảng kê các nội dung giám định.
- Bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (Mẫu số 04B - HBQP) với người có thời gian phục vụ trong Quân đội trước 2007 tại nơi có phụ cấp khu vực mã sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi cư trú (thường trú/tạm trú) theo 3 hình thức: qua Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam; qua bưu điện; trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Bước 3: Nhận tiền BHXH 1 lần. Thời hạn giải quyết tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.