Cụ thể, OPEC+ trong kỳ họp lần này đã đồng ý sẽ giảm mức cắt giảm sản lượng dầu thô kể từ tháng 5 tới, với mức giảm là 350.000 thùng/ngày so với hiện tại, sau đó sẽ giảm tiếp trong tháng 6 và giảm 400.000 thùng/ngày trong tháng 7.
Theo thỏa thuận, mức cắt giảm sản lượng vào tháng 5 tới sẽ là trên 6,5 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức 7 triệu thùng/ngày hiện nay.
Được biết, nhóm này đã cắt giảm mạnh sản lượng dầu mỏ của bản thân khi giá dầu "sụp đổ" hồi năm 2020 do cuộc khủng hoảng Covid-19.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Saudi Arabia có tự nguyện cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng dầu mỗi ngày hay không, khi mà nước này vốn đã có cam kết về mức cắt giảm chung với cả nhóm theo thỏa thuận OPEC+. Có nguồn tin cho biết Riyadh đang tiếp tục xem xét giữ vững lập trường của mình (tự nguyện cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày ngoài mức đã cam kết với OPEC+).
Kazakhstan, một thành viên của OPEC +, cho biết họ sẽ tăng sản xuất dầu trong tháng 5 và tháng 6/2021, nhưng không đưa ra số liệu cụ thể.
"Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc đảm bảo nguồn năng lượng giá cả phải chăng và đáng tin cậy cho người tiêu dùng", Jennifer Granholm, Bộ trưởng Năng lượng mới được Tổng thống Mỹ Joe Biden bổ nhiệm, cho biết trên Twitter sau cuộc điện đàm với Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz Bin Salman.
Thông tin về cuộc điện đàm này trùng khớp với những dấu hiệu cho thấy tâm trạng lo lắng trong cuộc thảo luận không chính thức giữa các thành viên của OPEC, Nga và đồng minh.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết trong cuộc họp rằng ông dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 5-5,5 triệu thùng/ngày (bpd) trong năm nay.
Vài ngày trước cuộc họp hôm 1/4, các đại diện của OPEC + cho biết nhóm này có thể sẽ giữ nguyên hầu hết các mức cắt giảm hiện tại, do không chắc chắn về triển vọng nhu cầu trong bối cảnh làn sóng phong tỏa mới do Covid-19. Nhưng trong 24 giờ trước khi cuộc họp bắt đầu, các nguồn tin cho biết các cuộc thảo luận đã chuyển sang khả năng tăng sản lượng.
Pháp đã bắt đầu phong tỏa toàn quốc lần thứ 3 và đóng cửa các trường học trong vòng 3 tuần với nỗ lực ngăn chặn làn sóng Covid-19 thứ 3.
Hoàng tử Abdulaziz mở đầu cuộc họp với phát biểu rằng nhóm nên duy trì "lập trường thận trọng", trong khi Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak có cái nhìn lạc quan hơn khi nói rằng nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi và nhu cầu nhiên liệu đang tăng lên.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết trong cuộc họp rằng ông dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 5-5,5 triệu thùng /ngày trong năm nay.
Trong quá khứ, ông Trump đã từng dùng ảnh hưởng của mình để buộc Saudi Arabia phải điều chỉnh chính sách. Khi giá dầu tăng mạnh, ông Trump đề nghị OPEC nâng sản lượng. Còn khi giá dầu sụt giảm vào năm ngoái, ông đã kêu gọi nhóm này cắt giảm sản lượng.
Cho đến tuần này, chính quyền của ông Biden vẫn hạn chế cách tiếp cận như vậy, giữ khoảng cách với Riyadh, và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số công dân Saudi Arabia về vụ sát hại Jamal Khashoggi năm 2018. Kể cả khi OPEC+ ngày 4/3 quyết định giữ nguyên mức cắt giảm để giữ giá dầu cao, Nhà Trắng vẫn không đưa ra bình luận trực tiếp nào.
Dữ liệu tháng 3 cho thấy hoạt động của các nhà máy khu vực đồng euro tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử của cuộc khảo sát.
Bên cạnh đó, giá dầu cũng được hỗ trợ sau khi Tổng thống Mỹ vạch ra kế hoạch chi tiêu 2,3 nghìn tỷ USD yếu đầu tư vào các dự án sơ sở hạ tầng, như cầu đường, và giải quyết vẫn đề biến đổi khí hậu.
Nhưng tâm lý thị trường đã bị kìm hãm bởi sự gia tăng bất ngờ số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ. Nhà phân tích Eugen Weinberg của Commerzbank cho biết: "Dữ liệu về hàng tồn kho cho thấy tình hình đang tiếp tục diễn ra bình thường trên thị trường dầu mỏ Mỹ.
Tham khảo: Reuters.