Những 'nữ tướng' ngành ngân hàng

19/02/2022 08:16
Bên cạnh những tên tuổi lâu năm, ngành ngân hàng Việt thời gian qua đón nhận một làn gió mới khi một loạt nữ doanh nhân thế hệ 8x được bầu/ bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo cao nhất.

Ngành ngân hàng vừa có thêm một nữ Chủ tịch HĐQT là bà Lương Thị Cẩm Tú, tân Chủ tịch Eximbank nhiệm kỳ 2020-2025. Với sự đồng thuận tuyệt đối trong HĐQT, sự kiện này được cho là sẽ đánh dấu một bước tiến mới trong sự phát triển của nhà băng này.

Bà Cẩm Tú sinh năm 1980, là gương mặt không mới trong làng tài chính. Bà được đánh giá là người bản lĩnh, thao lược, thông minh, có mối quan hệ rộng khắp với gần 20 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Tân Chủ tịch Eximbank từng công tác và giữ nhiều vị trí lãnh đạo như Giám đốc Sacombank Khánh Hoà, Giám đốc MHB miền Trung. Năm 2015, ở độ tuổi 35, bà được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á, trước khi từ nhiệm vào tháng 3/2018, để rồi sau đó, tháng 4/2018 được bầu vào HĐQT Eximbank. Tại Eximbank, bà Cẩm Tú từng được bầu làm Chủ tịch HĐQT vào tháng 3/2019. Tuy nhiên, sau thời điểm đó là giai đoạn "cuộc chiến vương quyền" tại đây diễn ra liên miên.

Lướt qua danh sách HĐQT và Ban điều hành của các ngân hàng Việt có thể thấy sự góp mặt của các nữ tướng là không quá nhiều nhưng đang dày lên, tập trung ở một số ngân hàng đang tái cơ cấu, quy mô vốn nhỏ.

Những nữ tướng ngành ngân hàng - Ảnh 1.

Bà Bùi Thị Thanh Hương, Chủ tịch NCB. Ảnh: NCB

 ĐHĐCĐ bất thường cuối tháng 7/2021 của NCB đã bầu bà Bùi Thị Thanh Hương làm Chủ tịch HĐQT. Sau đó là cuộc tái cơ cấu của Ban điều hành với việc thay thế chức vụ Tổng giám đốc, Phó TGĐ đều là nữ giới.

Bà Bùi Thị Thanh Hương sinh năm 1980, có hơn 20 năm trong lĩnh vực kiểm toán - tài chính ngân hàng - quản lý điều hành doanh nghiệp; từng nắm giữ các vị trí quản lý trong lĩnh vực quản trị chiến lược tại các tổ chức tài chính ngân hàng lớn như: Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính - chiến lược TPBank; Phó Giám đốc phụ trách khối tài chính/kế toán trưởng SeABank và được cho là đã đóng vai trò quan trọng trong công tác tái cấu trúc ngân hàng TPBank.

Năm 2018, sau khi rời vị trí Phó Tổng Giám đốc TPB, bà Hương đảm nhận vị trí CEO của Sun Group. Đến năm 2021 là đảm trách vai trò Chủ tịch HĐQT NCB.

Những nữ tướng ngành ngân hàng - Ảnh 2.

Bà Trần Thị Thu Hằng, Chủ tịch KienlongBank. Ảnh: KLB

 "Danh hiệu" nữ Chủ tịch ngân hàng trẻ nhất thuộc về bà Trần Thị Thu Hằng (SN 1985) khi bà chính thức được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch Kienlongbank nhiệm kỳ 2018-2022 vào tháng 5/2021, ở độ tuổi 36.

Bà Hằng tốt nghiệp Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và từng giữ cương vị trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp lớn của LienVietPostBank, Giám đốc quan hệ khách hàng doanh nghiệp lớn cấp 3 tại Maritime Bank, Tổng Giám đốc điều hành CTCP Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group) và Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần đầu tư SIPT.

Bà Hằng bắt đầu tham gia HĐQT KienLongBank từ tháng 2/2021 với chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT, đánh dấu bước thay đổi lớn của Kienlongbank trong giới chủ từ nhóm ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Dongtam Group sang nhóm Sunshine Group.

Những nữ tướng ngành ngân hàng - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Sacombank. Ảnh: Internet.

 Không đứng vai trò Chủ tịch ngân hàng nhưng với vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm (SN 1973) có thể nói là cánh tay phải của ông Dương Công Minh khi tiếp quản Sacombank từ tháng 5/2017.

Bà Thạch Diễm được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc Sacombank vào tháng 7/2017 và bắt đầu thực hiện công cuộc tái cơ cấu ngân hàng dưới sự đồng hành ủng hộ của HĐQT. Từ đó, Sacombank đã có sự thay đổi rất lớn trong kết quả kinh doanh sau thời gian dài khó khăn.

Bà Diễm bắt đầu công tác tại Sacombank từ năm 2002, từng đảm nhiệm các công việc thuộc mảng kế toán, tín dụng, dịch vụ khách hàng, khách hàng doanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý nợ và đã có 11 năm ở vai trò quản lý, điều hành.

Ngoài những gương mặt mới thì cũng cần đề cập đến những nữ tướng kỳ cựu, là những nhận vật có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Những nữ tướng ngành ngân hàng - Ảnh 4.

Bà Thái Hương, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BacABank. Ảnh: TH

 Trước tiên là bà Thái Hương (SN 1958) - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank). Ngoài ngân hàng, bà Hương còn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi và sản xuất sữa bò với thương hiệu sữa TH True Milk.

Năm 2015, 2016 bà Thái Hương đã lọt top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á của Forbes bình chọn.

Bà Thái Hương quê Nghệ An, học chuyên ngành Kế toán tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Năm 1994, bà kêu gọi cộng sự thành lập Ngân hàng Bắc Á tại TP. Vinh (Nghệ An) với vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Sau 18 năm, hiện BacABank đang có vốn điều lệ là 7.521 tỷ đồng; tổng tài sản tính đến 31/12/2021 đạt 119.792 tỷ đồng.

Những nữ tướng ngành ngân hàng - Ảnh 5.

Bà Lê Thị Băng Tâm (SN 1947), Chủ tịch HĐQT HDBank. Ảnh: Internet.

 Cùng giai đoạn của bà Thái Hương có bà Lê Thị Băng Tâm (SN 1947), hiện đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT HDBank. Bà Tâm cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT của CTCP sữa Việt Nam (Vinamilk).

Trước khi về HDBank, bà Tâm từng nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt trong ngành tài chính như Phó trưởng phòng Kế toán Bộ Tài chính; Phó cục trưởng, Cục trưởng, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước; Thứ trưởng, Ủy viên Ban cán sự Bộ Tài chính; Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Bà Tâm tốt nghiệp khóa học Quản lí kinh tế cao cấp tại Liên Xô và hoàn thành bằng Tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng tại đây. Ngoài ra bà cũng sở hữu Chứng chỉ Tài chính quốc tế tại Đại học North University London.

Nói tới các nữ tướng ngành ngân hàng không thể không kể tới một nhân vật đình đám là bà Nguyễn Thị Nga (Madame Nga), Phó Chủ tịch thường trực SeABank.

Những nữ tướng ngành ngân hàng - Ảnh 6.

Bà Nguyễn Thị Nga (Madame Nga), Phó Chủ tịch thường trực SeABank. Ảnh: Internet.

 Lọt Top 50 người phụ nữ quyền lực nhất Châu Á năm 2019 theo bình chọn của Forbes, Madame Nga là một trong những nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Nga sinh năm 1955 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân). Bà là người Việt Nam đầu tiên vinh dự được mời học ở George Town (Mỹ) do quỹ tài trợ của bà Hillary Clinton, dành riêng cho các nhà lãnh đạo Tập đoàn kinh tế.

Khởi nghiệp từ những năm 1993, sau gần 30 năm, BRG Group của Madame Nga đã trở thành một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu.

Trong lĩnh vực ngân hàng, Madame Nga đầu tư rất sớm khi trở thành cổ đông Techcombank từ năm 2000, và rồi đảm trách vai trò Phó Chủ tịch, Chủ tịch HĐQT cho tới năm 2006. Sau khi thoái vốn khỏi Techcombank, bà đầu tư và trở thành Chủ tịch HĐQT SeABank. Năm 2019, để tuân thủ Luật các TCTD mới, bà trở thành Phó Chủ tịch thường trực, trong khi con gái bà - bà Lê Thị Thuỷ (SN 1983) được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm TGĐ SeABank.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
8 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.