Không phải cứ đạt được tỷ lệ đổi mới càng cao thì càng tốt. Trên thực tế, đổi mới khá phức tạp và rất khó đo lường, bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố.
Chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D) chắc chắn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Mặc dù không phải lúc nào chi cho R&D cũng tương quan trực tiếp với đổi mới, nó vẫn đại diện cho thời gian, vốn và những nỗ lực để nghiên cứu và đặt nền móng cho các sản phẩm của tương lai.
Đo lường chi tiêu R&D
Trang HowMuch.net đã xuất bản một bản báo cáo so sánh chi tiêu R&D của gần như mọi quốc gia trên thế giới. Họ sử dụng dữ liệu từ Viện Thống kê UNESCO và điều chỉnh ngang giá sức mua (PPP).
Như bạn có thể thấy, chi phí cho R&D tập trung nhiều nhất ở những nền kinh tế hàng đầu.
Hoa Kỳ đứng đầu với con số 476,5 tỷ USD và Trung Quốc xếp thứ hai với 370,6 tỷ USD. Hai quốc gia này chiếm tới 47,0% tổng chi tiêu R&D toàn cầu. Nếu tính thêm cả Nhật Bản và Đức, 4 quốc gia này chiếm tới 62,5%.
Các quốc gia còn lại không có mặt trong danh sách này tổng cộng chiếm chưa tới 15% tổng chi phí R&D của thế giới.
Chi R&D tính theo phần trăm so với GDP
Đo lường R&D theo cách vừa rồi sẽ không nắm bắt được các quốc gia chi cho R&D ở mức độ ra sao so với tiềm năng của chính quốc gia đó.
Những quốc gia nào phân bổ thu nhập của họ cho nghiên cứu và phát triển với tỷ lệ lớn nhất?
Như bạn có thể thấy, các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản chi nhiều phần trăm GDP cho R&D nhất. Đó cũng là một phần lý do khiến họ xếp thứ hạng rất cao trong bảng danh sách chi R&D tuyệt đối.
Trong khi đó, khá bất ngờ khi đứng thứ 2 là Israel – một nền kinh tế nhỏ chi tới 4.2% - con số cao hơn nhiều so với mặt bằng chung các quốc gia.