Những rủi ro đằng sau dự báo kinh tế đầy lạc quan của IMF

19/04/2018 10:45
Trong bối cảnh những rủi ro liên quan đến bảo hộ thương mại và xung đột toàn cầu hiện tăng lên, IMF dường như đã không phản ánh chúng vào báo cáo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu của cơ quan này.

Ngày 17.4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết họ kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,9% trong năm nay và năm sau, dự báo này không thay đổi so với dự báo của tổ chức này trong tháng 1. Đó là tin tốt cho thị trường. Tin xấu là có một điều quan trọng hơn trong báo cáo của IMF quý này: lời cảnh báo về những rủi ro liên quan đến bảo hộ thương mại và xung đột toàn cầu.

Trong bối cảnh những rủi ro này đã tăng cao hơn so với khi IMF đưa ra những dự báo tăng trưởng trước đó vào tháng 1.2018 và rằng IMF hầu như đã không thay đổi những dự báo của mình trong lần này, thì có thể nói rằng những rủi ro này không được phản ánh trong triển vọng tăng trưởng và chỉ được phản ánh một phần vào thị trường tài chính. Điều này có nghĩa là triển vọng tăng trưởng, giá cả hàng hóa và thị trường chứng khoán đều đối mặt với rủi ro sụt giảm nếu quan hệ thương mại Mỹ - Trung không cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt đáng kể trong ngắn hạn.

Những rủi ro đằng sau dự báo kinh tế đầy lạc quan của IMF - Ảnh 1.

Cập nhật dự báo trong tháng 4.2018 của IMF cho tăng trưởng kinh tế thế giới; một số khu vực và quốc gia trong giai đoạn 2016-2019

Tất nhiên, IMF không phải là tổ chức duy nhất đưa ra dự báo mà không kết hợp những rủi ro vĩ mô đáng kể liên quan đến việc áp thuế lẫn nhau giữa 2 bên bờ Thái Bình Dương. Dự báo tăng trưởng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và chính sách lãi suất được cơ quan này công bố vào ngày 21.3 cũng không tính đến rủi ro thương mại. Với vị thế của mình, IMF đã thừa nhận rằng "việc chính phủ các nước chuyển sang các chính sách hướng nội có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại quốc tế" cũng như "căng thẳng về địa chính trị và xung đột diễn biến ngày một xấu đi" là những yếu tố quan trọng.

Nhưng với việc chỉ lưu ý những điều này trong phần thuyết minh báo cáo, điều đó có nghĩa là tiềm năng của triển vọng tăng trưởng phần lớn đã được phản ánh trong dự báo của IMF, trong khi rủi ro suy giảm chỉ mới được cho là đáng kể (nghĩa là chưa hay chỉ phản ánh một phần). Đây là một vấn đề và gây ra rủi ro bất xứng đặc biệt rõ rệt, vì tầm quan trọng của thương mại đối với tăng trưởng kinh tế gần đây đã được chính IMF khẳng định. Như vậy, chúng ta cần phải làm rõ mức độ quan trọng của thương mại, khi xem xét các rủi ro tiềm ẩn đang diễn ra.

Những rủi ro đằng sau dự báo kinh tế đầy lạc quan của IMF - Ảnh 2.

Tăng trưởng toàn cầu bất ngờ tăng lên trong quý II.2017 khi mà sản xuất công nghiệp (đường màu xanh) và thương mại gia tăng (đường màu đỏ).

Ngoài những rủi ro của các cuộc tranh chấp địa chính trị và chính sách thương mại hướng nội dẫn đến việc áp thuế quan và các hình thức bảo hộ khác, IMF cũng thừa nhận một loạt các rủi ro khác có vẻ chắc chắn hơn, cả về xác suất xảy ra và tác động lịch sử: lạm phát nhanh hơn và việc thu hẹp dần chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của Fed.

Mặc dù thương mại chiếm phần lớn sự chú ý kể từ đầu tháng 3 nhưng rủi ro thương mại không phải là nguyên nhân gây ra đà bán tháo trên thị trường vào tháng 2, khiến giới đầu tư đổ xô đến các tài sản không an toàn. Thay vào đó, nguyên nhân chính là nguy cơ lạm phát ở Mỹ và tiềm năng tăng lãi suất 4 lần của Fed trong năm nay, làm cho giá trái phiếu, giá cổ phiếu, giá dầu và giá kim loại công nghiệp giảm xuống - tất cả chúng đã diễn ra trước khi có diễn biến liên quan đến thương mại, thuế quan, các biện pháp trừng phạt và những diễn biến tại Syria gần đây.

Liên quan đến lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ có thể sẽ tăng lên trong những tháng tới vì việc tăng thuế quan và thị trường lao động đang ngày một thắt chặt (đồng nghĩa với việc tạo ra áp lực tăng lương), và vì lạm phát đã ở mức quá thấp vào mùa xuân và mùa hè. Tất nhiên, FED vẫn xem chỉ số tiêu dùng cá nhân như một thước đo lạm phát và cơ sở cho các chính sách, nhưng không thể bỏ qua CPI vì nó thường được sử dụng làm tham chiếu cho lạm phát trong các hợp đồng nhà cung cấp, hợp đồng lao động và luật thuế.

Những rủi ro đằng sau dự báo kinh tế đầy lạc quan của IMF - Ảnh 3.

Lạm phát (màu xanh) và Lạm phát loại trừ năng lượng (màu đỏ) đều đã vượt qua mức mục tiêu 2% mà Fed đề ra, hàm ý cơ quan này có thể mạnh dạn nâng lãi suất.

Nguy cơ lạm phát tăng nhanh đã khiến đồng USD không lặp lại đà suy yếu vào năm 2017. Nhưng khi mà các ngân hàng trung ương khác muốn thắt chặt chính sách tiền tệ, đồng bạc xanh có thể sẽ không tăng trở lại mức như từng có vào cuối năm 2016. Vấn đề không phải là đồng USD có tăng lên hay không, mà là lãi suất và lợi suất trái phiếu sẽ phải đối mặt với rủi ro tăng lên do lạm phát.

Dù rằng Fed và IMF dường như không quan tâm lắm đến xung đột thương mại và những chú thích của IMF trong báo cáo mới đây có thể không thực sự là những rủi ro, khả năng tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của công ty có thể suy giảm do các chính sách tiền tệ và tín dụng thắt chặt hơn vẫn sẽ hiện hữu. Rủi ro thương mại và thuế quan chỉ làm trầm trọng thêm những rủi ro đã có sẵn đó.

Bài viết thể hiện quan đểm của Jason Schenker, cộng tác viên của Bloomberg và hiện là chủ tịch và nhà sáng lập của Prestige Economics.

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
6 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
5 giờ trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
4 giờ trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
3 giờ trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
2 giờ trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Xe xăng gặp khó
12 giờ trước
Các hãng ô tô loay hoay giữa sức ép hàng tồn và sự trỗi dậy của xe điện VinFast
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
15 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
"Món hời" khi mua MacBook Air M4, iPad Air M3 tại Việt Nam
15 giờ trước
Dải sản phẩm mới của Apple như Macbook air hay iapd air đang được giảm giá tốt tại Việt Nam ngay khi lên kệ.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
16 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?