Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ của các nền kinh tế lớn có thể chậm lại sẽ đều là "chìa khóa" mà các thị trường đang muốn nắm lấy. Bên cạnh đó, các nhà phân tích và nhà đầu tư cũng dồn sự chú ý vào báo cáo việc làm tháng 10 của Mỹ và dữ liệu lạm phát của khu vực đồng euro. Tại các thị trường mới nổi, mọi con mắt đều đổ dồn về cuộc bầu cử vòng hai của Brazil.
1/ Mỹ dự kiến tăng lãi suất mạnh lần thứ 4
Thị trường nhìn chung dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục một đợt tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ tư liên tiếp khi kết thúc kỳ họp ngày ngày 1-2/11.
Mối quan tâm nhiều hơn của các nhà đầu tư lúc này là liệu tốc độ tăng lãi suất của Fed trong tương lai có chậm lại hay không, khi họ cân nhắc nhiều hơn tới rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế hay tiến độ kiềm chế lạm phát tăng cao.
Việc chứng khoán Phố Wall kết thúc tuần hồi phục mạnh mẽ xuất phát từ hy vọng Fed sẽ phản ứng với dữ liệu kinh tế yếu đi bằng cách giảm bớt các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của họ. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phải chịu áp lực chính trị khi cân nhắc tác động tới thị trường việc làm của Mỹ nếu Fed thắt chặt chính sách quá mức.
Tuần tới các nhà đầu tư sẽ thu được rất nhiều thông tin hữu ích, bao gồm dữ liệu việc làm tháng 10 của Mỹ, sẽ công bố vào thứ Sáu ( 4/11), với các nhà kinh tế được thăm dò bởi Reuters dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tạo ra 200.000 việc làm mới.
Dự báo về tỷ lệ lãi suất của Mỹ.
2/ Vương quốc Anh cũng sẽ tăng mạnh lãi suất
Ngân hàng Trung ương Anh dự kiến sẽ tăng lãi suất nhiều nhất kể từ năm 1989 vào thứ Năm (3/11) với mức tăng 75 điểm cơ bản dựa trên kỳ vọng của thị trường.
Con số này giảm so với mức đặt cược là gần 100 điểm cơ bản mà thị trường dự đoán vào tuần trước, khi tân Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt khi đảo ngược gần như tất cả các kế hoạch cắt giảm thuế của cựu Thủ tướng Liz Truss.
Nhưng việc trì hoãn kế hoạch ngân sách đầu tiên của ông Hunt và tân Thủ tướng Rishi Sunak cho đến ngày 17 tháng 11 sẽ khiến BoE khó đưa ra các dự báo kinh tế của mình.
Sau khi sự chậm trễ trên gây ra tình trạng hỗn loạn gần đây ở thị trường Anh, BoE cũng sẽ bắt đầu bán trái phiếu theo chương trình kích thích dự kiến vào thứ Ba (1/11).
Tỷ lệ lãi suất của Vương quốc Anh.
3/ Đâu sẽ là "đỉnh" thắt chặt tiền tệ của châu Âu?
Trong khu vực đồng euro, mọi con mắt đang đổ dồn vào ước tính nhanh về lạm phát tháng 10, sẽ được công bố vào thứ Hai (31/10),
Lạm phát trong khối hiện đang ở mức gần 10% và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa thực hiện đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản vào thứ Hai (26/10) để kiểm soát áp lực giá cả.
Giống như các ngân hàng trung ương lớn khác, ECB đang hy vọng các dấu hiệu cho thấy thời điểm lạm phát đỉnh điểm sắp đến. Điều đó không có nghĩa là nguy cơ đã qua và các nhà hoạch định chính sách và thị trường sẽ chờ xem liệu áp lực giá cơ bản có mở rộng hay không.
Lạm phát cơ bản, loại trừ giá thực phẩm và năng lượng có nhiều biến động, của Eurozone tháng 9 ở mức 6% - cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ECB. Không có gì ngạc nhiên khi một số quan chức ECB muốn thắt chặt tiền tệ hơn nữa bằng cách cắt giảm các trái phiếu mà ECB nắm giữ trên bảng cân đối kế toán của mình.
Lạm phát của Eurozone đạt kỷ lục 9,9% trong tháng 9.
4/ Úc giảm tốc độ thắt chặt quá sớm?
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đang chịu áp lực trước cuộc họp chính sách vào thứ Ba (1/11). Quyết định của nó là giảm tốc độ tăng lãi suất xuống 1/4 vào đầu tháng này đã gây ngạc nhiên cho thị trường toàn cầu khi các nhà đầu tư ngay trước cuộc họp vẫn tin Úc sẽ tăng mạnh lãi suất.
Nhưng dữ liệu hôm thứ Tư (26/10) cho thấy một cú sốc về lạm phát ở Úc lên mức cao nhất 32 năm, cho thấy RBA đã tự lùi lại phía sau đường cong lợi suất quá sớm, gây lo ngại cho Thống đốc Philip Lowe.
Phản ứng của đồng đô la Úc cho đến nay là giảm giá. Nhưng sự thay đổi đột ngột của RBA với triển vọng sẽ thắt chặt chính sách trở lại dự kiến sẽ hỗ trợ cho đồng nội tệ nước này hồi phục, mặc dù đồng tiền này đang chịu áp lực bởi thị trường chứng khoán toàn cầu nhìn chung đang giảm và lo ngại về tăng trưởng của Trung Quốc.
Lạm phát của Úc cao nhất 32 năm.
5/ Brazil bầu cử vòng 2
Cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống Brazil diễn ra vào Chủ nhật (30/10) và kết quả thăm dò sơ bộ cho thấy cựu Tổng thống của cánh tả Luiz Inacio Lula da Silva đang đạt trên 50% số phiếu.
Tổng thống Jair Bolsonaro của cánh hữu có thể đã bị mất một số phiếu bầu sau một vụ việc gần đây liên quan đến đồng minh của ông là Roberto Jefferson, một cựu nghị sĩ.
Đồng real Brazil đã giảm hơn 4% giá trị từ thứ Hai đến thứ Tư tuần qua (24-26/10), tác động tới kết quả cổ phiếu của Phố Wall.
Mặc dù vậy, đồng real vẫn là đồng tiền của thị trường mới nổi tự do thả nổi ở Mỹ Latinh hoạt động tốt nhất so với đồng đô la Mỹ tính từ đầu năm đến nay.
Tỷ giá tiền real và các đồng tiền Mỹ Lainh so với USD trong năm nay.
Tham khảo: Refinitiv