Những sự kiện định hình bức tranh công nghệ Đông Nam Á năm 2021

22/12/2021 16:03
Các doanh nghiệp công nghệ Đông Nam Á đạt nhiều cột mốc quan trọng trong năm 2021 bất chấp dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.

2021 là năm bận rộn với ngành công nghệ Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực vẫn đang chống chọi với dịch Covid-19. Cùng lúc này, nhiều người tiếp cận Internet hơn, với 40 triệu người dùng mới trong năm để tận dụng các dịch vụ kỹ thuật số khác nhau. Hiện nay, 75% dân số Đông Nam Á đã lên mạng. Doanh nghiệp công nghệ cũng đạt được các bước tiến nổi bật, một số trở thành kỳ lân, số khác tiến ra thị trường đại chúng.

Gojek và Tokopedia sáp nhập thành GoTo

Tháng 5, hai siêu ứng dụng của Indonesia là Gojek và Tokopedia thông báo “về chung một nhà”, thành lập GoTo. Công ty cung cấp hàng loạt ứng dụng như gọi xe, thương mại điện tử, giao đồ ăn, logistics, thanh toán, cho vay, ngân hàng số (hợp tác với Bank Jago).

GoTo dự định lên sàn chứng khoán Indonesia trong nửa đầu năm 2022. Vào tháng 11, hãng hoàn thành vòng gọi vốn 1,3 tỷ USD. GoTo sẽ đẩy nhanh quá trình IPO sau khi nhà chức trách Indonesia thông qua quy định mới vào ngày 2/12, cho phép các hãng công nghệ phát hành nhiều loại cổ phiếu biểu quyết khi tiến hành IPO trong nước. GoTo cũng đặt mục tiêu sớm “chào sàn” tại Mỹ.

Shopee bành trướng toàn cầu

Shopee của tập đoàn Sea là chợ điện tử lớn nhất Đông Nam Á và Đài Loan với 343 lượt khách truy cập hàng tháng. Năm 2021, Shopee cũng đặt chân đến các vùng đất khác, đặc biệt là Mỹ Latinh, châu Âu và Ấn Độ.

Tại châu Mỹ, Shopee ra mắt dịch vụ tại Mexico vào tháng 3, tiếp đó là Chile và Columbia vào tháng 6. Công ty đã có mặt tại đây từ tháng 10/2019 với thị trường đầu tiên là Brazil.

Năm nay, Shopee cũng phát triển kinh doanh tại châu Âu khi giới thiệu các nền tảng thương mại điện tử được địa phương hóa tại Ba Lan, Tây Ban Nha và Pháp. Tính đến tháng 12, họ nằm trong số 3 website thương mại điện tử hàng đầu tại các thị trường này, theo hãng phân tích App Annie.

Shopee còn xâm nhập thị trường Ấn Độ vào tháng 11 với một website riêng, cạnh tranh với các “ông lớn” như Flipkart, Amazon.

Bukalapak lên sàn chứng khoán Indonesia

Hãng thương mại điện tử Bukalapak lên sàn chứng khoán Indonesia hôm 6/8, mã giao dịch BUKA. Công ty huy động được 1,5 tỷ USD và trở thành đợt IPO lớn nhất lịch sử nước này.

Dù tăng giá 25% trong ngày đầu giao dịch, cổ phiếu Bukalapak không duy trì được đà tăng và giảm dần vài tuần sau đó. Ngày 7/12, cổ phiếu Bukalapak giao dịch ở mức thấp nhất 426 IDR, bằng phân nửa giá IPO (850 IDR).

Bukalapak là nền tảng thương mại điện tử lớn thứ ba Indonesia với hơn 30 triệu lượt truy cập hàng tháng, xếp sau Tokopedia và Shopee.

Grab giao dịch trên sàn Nasdaq

Sau nhiều tháng chuẩn bị, Grab cuối cùng cũng “chào sàn” Nasdaq của Mỹ vào ngày 2/12, mã giao dịch GRAB. Grab lên sàn thông qua sáp nhập với một công ty SPAC, nâng định giá lên gần 40 tỷ USD. Đây được xem là vụ IPO lớn nhất của một doanh nghiệp Đông Nam Á trên sàn Nasdaq. Dù vậy, cổ phiếu Grab giảm 21% ngay ngày đầu giao dịch, xuống còn 8,75 USD. Hiện tại, vốn hóa Grab vào khoảng 27 tỷ USD.

Grab đang hoạt động tại 465 thành phố của 8 nước Đông Nam Á. Dịch vụ của công ty trải dài từ gọi xe, giao hàng, giao đồ ăn, thanh toán, bảo hiểm, cho vay.

Ít nhất 14 startup trở thành kỳ lân

Những sự kiện định hình bức tranh công nghệ Đông Nam Á năm 2021 - Ảnh 1.
Hệ sinh thái công nghệ Đông Nam Á đang bước vào giai đoạn trưởng thành khi 14 startup được định giá 1 tỷ USD. Singapore là quốc gia đóng góp nhiều nhất với các đại diện như Ninja Van, Nium, PatSnap, Matrixport, Carousell, Bolttech, Advance Intelligence và Carro. Indonesia có thêm 3 kỳ lân: J&T Express, Xendit và Ajaib.

Tại Thái Lan, Flash Express và Ascend Money là hai kỳ lân đầu tiên của đất nước, trong khi Carsome của Malaysia là kỳ lân thứ hai, sau Grab. Cùng lúc này, Sky Studio của Việt Nam – nhà phát triển tựa game NFT Axie Infinity – đạt giá trị 3 tỷ USD sau khi gọi vốn 150 triệu USD hồi tháng 10.

Năm của Axie Infinity

Tựa game video dựa trên NFT Axie Infinity có một năm bùng nổ khi là một trong các game video tăng trưởng nhanh nhất thế giới với gần triệu người dùng tích cực hàng ngày. Doanh số hàng ngày đạt 33 triệu USD vào tháng 8.

Từ khi ra mắt năm 2018 đến nay, Axie Infinity đã đạt tổng doanh số 2,3 tỷ USD, theo Kr-Asia. Tựa game cho phép game thủ kiếm tiền trong khi chơi. Sự phổ biến của Axie Infinity đã kéo theo nhiều cộng đồng tiền ảo trong khu vực xuất hiện.

Các biện pháp bảo vệ dữ liệu còn lỏng lẻo

Indonesia ghi nhận nhiều vụ xâm phạm dữ liệu lớn trong năm, bao gồm vụ rò rỉ bộ dữ liệu chứa thông tin cá nhân của 279 triệu công dân từ máy chủ Cơ quan Y tế và An sinh xã hội. Chính phủ đang xem xét dự luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhưng chưa đưa ra quyết định.

Các vụ xâm phạm dữ liệu lớn cũng xảy ra tại các thị trường khác. Chẳng hạn, thông tin cá nhân của ít nhất 106 triệu du khách quốc tế đến Thái Lan từ năm 2011 tới nay bị lộ vào tháng 8.

Có thể nói, dù nền kinh tế số đang thăng hoa, an ninh mạng vẫn là một “điểm mù” tại Đông Nam Á.


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
1 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
42 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
55 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
30 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
38 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.