Những sự kiện thu hút sự chú ý trên toàn cầu trong tuần này

07/03/2022 07:48
Cuộc xung đột Ukraina - Nga, lạm phát tại Mỹ, tình hình các ngân hàng châu Âu... và những tác động từ các sự kiện đó sẽ tiếp tục trong tâm chú ý của các thị trường trong tuần này.

Nền kinh tế Nga sẽ chịu thêm những tổn thất nào nữa? Giá dầu có thể tăng bao nhiêu? Dữ liệu lạm phát Mỹ sẽ được công bố vào thứ Năm (10/3), cùng ngày Ngân hàng Trung ương Châu Âu tổ chức cuộc họp chính sách quan trọng. Đó sẽ là những sự kiện thu hút sự chú ý của thị trường trong tuần này.

1 / Những gì sẽ diễn ra tiếp theo với Nga

Sau một loạt các lệnh trừng phạt của phương Tây, nền kinh tế Nga được dự báo sẽ chứng kiến ​​sự suy giảm kinh tế mạnh mẽ và lạm phát tăng vọt. Rủi ro vỡ nợ cũng đang gia tăng.

Rúp Nga đã giảm giá xuống mức thấp kỷ lục. Trong khi đó, hầu hết các thị trường của Nga đều đóng cửa kể từ khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn sau khi nước này thực hiện "Chiến dịch đặc biệt" ở Ukraine.

Các nhà đầu tư nước ngoài đang cố gắng rút tiền ra khỏi Nga - nếu họ có thể, bởi tài sản của họ bị đóng băng do các lệnh trừng phạt, và các hạn chế do Nga áp đặt cũng như tình trạng thiếu thanh khoản khiến họ không thể dễ dàng thoát khỏi thị trường này.

Nhiều người cũng sẽ chuẩn bị tinh thần cho việc phương Tây sẽ áp thêm các lệnh trừng phạt nhắm vào ngành năng lượng của Nga. Dự báo đồng rúp Nga và giá dầu sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới.

Những sự kiện thu hút sự chú ý trên toàn cầu trong tuần này - Ảnh 1.

Tiền rúp Nga giảm xuống thấp kỷ lục.

2 / Lạm phát Mỹ - đâu là đỉnh?

Dự kiến ​​dữ liệu sẽ công bố vào thứ Năm (10/3) sẽ cho thấy lạm phát của Mỹ tăng trở lại trong tháng Hai, xác nhận điều mà tất cả chúng ta đều biết: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng sẽ tăng lãi suất trong tháng Ba này.

Các nhà kinh tế dự báo lạm phát tháng 2 của Mỹ ở mức 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua mức 7,5% của tháng 1 - cao nhất trong 4 thập kỷ.

Căng thẳng ở Ukraine đã làm giảm kỳ vọng về việc Fed sẽ tăng lãi suất tích cực, nhưng lạm phát mạnh hơn dự kiến ​​có thể làm dấy lên khả năng Fed sẽ có lập trường "diều hâu" hơn. Điều đó sẽ làm tổn hại đến các tài sản rủi ro, vốn đã bị ảnh hưởng bởi sự không chắc chắn liên quan đến Ukraine.

Fed cho biết họ tập trung vào việc kiềm chế áp lực giá cả. Uy tín của Fed có thể bị giảm sút nếu lạm phát của Mỹ tiếp tục xấu đi, làm xói mòn sức chi tiêu của các hộ gia đình và làm thay đổi các quyết định đầu tư và chi tiêu. Chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Mỹ do Đại học Michigan hôm thứ Sáu (11/3) có thể cung cấp thông tin về mối quan tâm của người tiêu dùng Mỹ lúc này.

Những sự kiện thu hút sự chú ý trên toàn cầu trong tuần này - Ảnh 2.

Chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ.

3 / ECB tiến thoái lưỡng nan

Cuộc họp ngày 10/3 của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến ​​sẽ thúc với việc họ không còn áp dụng các chính sách cực kỳ dễ dãi. Lạm phát ở mức cao kỷ lục 5,8%, cao hơn gấp đôi so với mục tiêu 2%, sẽ là nguyên nhân khiến ECB phải thay đổi quan điểm.

Vấn đề chính lúc này nằm ở chỗ chiến tranh đã châm ngòi cho một đợt tăng giá mây, gây áp lực gia tăng đối với lạm phát, đồng thời ảnh hưởng đến tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.

Các kế hoạch của ECB đang bị xáo trộn nhưng các quyết định lớn vào thứ Năm (10/3) dường như khó có thể xảy ra. Chủ tịch ECB, Christine Lagarde có thể bị thúc ép về việc tăng lãi suất, sau khi tháng trước bà đã cam kết không tăng lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, đó là trước khi xung đột Nga – Ukraine gia tăng – điều khiến ECB rơi vào tiến thoái lưỡng nan.

Những sự kiện thu hút sự chú ý trên toàn cầu trong tuần này - Ảnh 3.

Tỷ lệ dự đoán ECB sẽ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

4 / Ba vấn đề hóc búa với ngành ngân hàng châu Âu

Việc Nga thực hiện "Chiến dịch đặc biệt" ở Ukraine đặt ra 3 vấn đề hóc búa cho các ngân hàng khu vực đồng euro mà không có giải pháp khắc phục một sớm một chiều.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga nhằm vào các ngân hàng tiếp xúc với các công ty của quốc gia đó hoặc nắm giữ tài sản ở đó.

Người ta đặt ra các câu hỏi: Thứ nhất là liệu các tập đoàn đa quốc gia như Raiffeisen của Áo hay SocGen của Pháp sẽ thoái vốn, hay phải từ bỏ các đối tác của họ ở Nga, và với tổn thất như thế nào? Thứ hai là kỳ vọng ECB tăng lãi suất - mà các ngân hàng được hưởng lợi - đã bị điều chỉnh giảm mạnh. Và cuối cùng, cổ phiếu của ngành ngân hàng là cổ phiếu mà các nhà đầu tư có xu hướng bán phá giá đầu tiên khi môi trường kinh tế vĩ mô xấu đi.

Ngành này đã mất hơn một phần tư giá trị thị trường trong khoảng ba tuần vừa qua. Ngay cả khi sẽ ổn định trong tuần này thì những nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ngân hàng vào đầu năm 2022 vẫn rơi vào lỗ nặng.

Những sự kiện thu hút sự chú ý trên toàn cầu trong tuần này - Ảnh 4.

Xung đột Nga – Ukraine là "cơn gió ngược" đối với Châu Âu.

5 / Kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc

Tại Trung Quốc, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 13 sẽ tiếp tục là tâm điểm chú ý của nước này cũng như trên thế giới trong tuần này.

Phiên họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc diễn ra từ thứ Bảy (5/3) và sẽ kéo dài trong khoảng một tuần, ở đó các đại biểu sẽ đặt ra các mục tiêu kinh tế và chính sách chính trong năm.

Bắc Kinh đang muốn đưa nền kinh tế đang chậm lại của mình đi đúng hướng để tiến tới một sự kiện quan trọng hơn vào cuối năm nay - Đại hội Đảng, diễn ra 5 năm một lần.

Những sự kiện thu hút sự chú ý trên toàn cầu trong tuần này - Ảnh 5.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang giảm tốc.

Tham khảo: Reuters

https://cafef.vn/nhung-su-kien-thu-hut-su-chu-y-tren-toan-cau-trong-tuan-nay-20220306235126932.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
8 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.