Những “tấm khiên” giúp người dân, doanh nghiệp trụ vững trong dịch bệnh

07/08/2021 14:22
Sự chủ động trong phương án ứng phó, sư kịp thời trong sác chính sách hỗ trợ chính là “tấm khiên” để người dân và doanh nghiệp có thể trụ vững trong giai đoạn dịch bệnh.

Hôm nay (7/8) tròn hai tuần áp dụng nguyên tắc Chỉ thị 16 , Hà Nội lại tiếp tục giãn cách xã hội toàn thành phố đến 6h ngày 23/8. Như vậy, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch; triển khai chặt chẽ hơn việc giãn cách xã hội theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình; người dân "ai ở đâu ở đó" để đảm bảo khống chế sự lây lan dịch bệnh.

Nhìn lại 2 tuần thực hiện giãn cách xã hội vừa qua, có thể thấy tình trạng thiếu hụt lương thực thực phẩm thiết yếu đã hoàn toàn không xảy ra như lo lắng của không ít người trước đó. Đáng nói là ngay cả trong những tình huống nhiều siêu thị hay các khu chợ buộc phải đóng cửa do dịch bệnh nguồn cung hàng hóa vẫn đủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Điều này cho thấy các kịch bản đã được xây dựng một cách chủ động, luôn sẵn sàng ứng phó cho các tình huống có thể xảy đến.

Do vậy, việc Hà Nội tiếp tục giãn cách toàn thành phố người dân cũng có thể hoàn toàn yên tâm về nguồn cung hàng hóa và điều cần làm là tuân thủ chặt chẽ các quy định của nguyên tắc Chị thị 16 về phòng dịch.

Những “tấm khiên” giúp người dân, doanh nghiệp trụ vững trong dịch bệnh - Ảnh 1.

Nguồn cung hàng hóa luon đảm bảo trong mọi tình huống. Ảnh: TTXVN.

Phóng viên VTV tuần qua có phản ánh về sự việc chợ đầu mối lớn nhất của Hà Nội - chợ Long Biên buộc phải tạm dừng hoạt động do có ca nhiễm cho thấy rõ sự chủ động về các phương án để việc việc cung ứng hàng hóa không bị đứt gãy của cơ quan chức năng.

Thực tế trên một số hội nhóm, không ít người đã bày tỏ ít nhiều lo lắng khi thông tin chợ đầu mối Long Biên đóng cửa được đưa ra. Đây cũng là điều có thể hiểu được vì chợ Long Biên là chợ đầu mối về rau củ quả lớn nhất của Hà Nội. Hay như nhiều tiểu thương tại đây sau lệnh đóng cửa vẫn bất chấp những nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tập trung để giải quyết nốt số hàng đã nhập về. Tuy nhiên, những vấn đề này đã nhanh chóng được kiểm soát khi các sở, ban ngành Hà Nội ngay lập tức có giải pháp cả về điểm bán cho tiểu thương và nguồn hàng cung ứng cho người dân.

Sự chủ động là yếu tố quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh còn khó lường, có thể đặt mọi người vào những tình huống chưa từng có tiền lệ. Chưa khi nào Hà Nội phải đối mặt với việc cùng lúc nhiều chợ đầu mối, các siêu thị và chợ truyền thống phải đóng cửa như những ngày này.

Ngay lập tức để bù đắp vào sự thiếu hụt này, Bộ Công Thương đã kích hoạt cùng lúc 8.000 điểm cung ứng và tăng cường bán hàng online, đảm bảo đủ lượng hàng hóa giá cả ổn định. Điều này đã nằm trong kế hoạch được xây dựng trước đó từ phía Bộ Công Thương.

Siêu thị lưu động - Giải pháp giảm tải các chợ truyền thống

Với sự chủ động nên các doanh nghiệp có thể rất nhanh chóng xoay chuyển theo tình hình mới. Các siêu thị đang thực hiện những mô hình bán hàng mà họ chưa làm trước đó bao giờ đó là siêu thị lưu động.

Khẩu trang, khử khuẩn, đo nhiệt độ và thực hiện mua hàng theo chỉ một tuyến - vào một cửa, ra một cửa, giãn cách khi chọn hàng hoá, với sự hỗ trợ và giám sát của chính quyền địa phương, việc mua hàng tại các điểm bán hàng lưu động luôn đảm bảo an toàn phòng dịch bệnh.

Rau cải ngồng giá 8.000 đồng một bó, hay trứng gà với giá 33.000 đồng một chục là những mức giá giống như giá bán tại siêu thị thường ngày của những sản phẩm này. Tuy nhiên những sản phẩm này lại được cung ứng trực tiếp đến khu dân cư thông qua gian hàng lưu động. Những gian hàng này đang góp phần giảm tải cho các chợ truyền thống, đảm bảo giãn cách xã hội nhưng cũng mang hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng.

Tại một tổ dân phố ở Hà Nội, góc sân chơi ngày thường vắng lặng mùa dịch nhưng giờ đây là một siêu thị lưu động. Giá bán sản phẩm được niêm yết công khai để người dân an tâm mua sắm.

Hoạt động bán hàng lưu động dự kiến được tổ chức liên tục trong khoảng 15 ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội. Số địa điểm bán hàng và thời gian bán hàng sẽ tăng lên tùy theo thời gian giãn cách xã hội do TP Hà Nội chỉ định và nhu cầu của người dân.

Những “tấm khiên” giúp người dân, doanh nghiệp trụ vững trong dịch bệnh - Ảnh 2.

Siêu thị lưu động được xem là giải pháp giảm tải các chợ truyền thống trong bối cảnh dịch bệnh.

Duy trì "mắt xích shipper" trong chuỗi cung ứng

Sự chủ động của các doanh nghiệp bán hàng ở thành phố Hà Nội cũng tương tự tại TP Hồ Chí Minh khi một số lượng lớn chợ truyền thống, chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng tiện lợi phải tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng cùng lúc nhiều kênh phân phối khác đã được tăng cường để không xảy ra tình trạng khan hiếm.

Tuy nhiên, TP Hồ Chí Minh có một điều khác là khi đang phải thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao nhất thì ngoài việc chuẩn bị đủ nguồn hàng còn cần duy trì cho được "mắt xích shipper" trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Bởi nếu không có thể dẫn đến khủng hoảng trong chuỗi cung ứng.

Tuần qua, TP Hồ Chí Minh đã chủ động triển khai đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 trên diện rộng cho nhóm đối tượng là các tài xế công nghệ xe 2 bánh với quy mô lên đến hàng nghìn tài xế. Ngoài ra, để nhằm đạt được mục tiêu duy trì mắt xích quan trọng này là sự chủ động trong nhiều giải pháp tháo gỡ khác.

Chính quyền TP Hồ Chí Minh cũng đẩy nhanh việc thực hiện "luồng xanh" cho các shipper, cấp phép cho hơn 65.000 tài xế hoạt động. Cũng như bước đầu nới lỏng quy định, cho phép shipper được giao hàng liên quận, huyện nếu vận chuyển hàng thiết yếu đến các khu phong tỏa, cách ly, cơ sở y tế...

Sau khi các biện pháp quản lý mới được áp dụng ổn định, giới doanh nghiệp kiến nghị chính quyền TP Hồ Chí Minh sớm nới lỏng một số quy định còn gây cản trở lưu thông hàng hóa hiện nay như chỉ cho phép chở hàng thực phẩm thiết yếu, để đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc tại nhà và trực tuyến của người dân trong bối cảnh biện pháp giãn cách siết chặt và kéo dài.

Những “tấm khiên” giúp người dân, doanh nghiệp trụ vững trong dịch bệnh - Ảnh 3.

Duy trì "mắt xích shipper" có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng. Ảnh minh họa - Dân trí.

Những gói hỗ trợ thiết yếu

Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19, mới đây các doanh nghiệp viễn thông đã công bố gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp trị giá 10.000 tỷ đồng, chính thức được triển khai trên toàn quốc từ ngày 5/8 và kéo dài trong 3 tháng.

Cũng để hỗ trợ các hoạt động trực tuyến, theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước , công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và các ngân hàng thương mại đã áp dụng giảm từ 50 - 75% các loại phí ATM, POS.

Đồng thời từ 2/8, gói hỗ trợ tiền điện, giá điện chính thức có hiệu lực, với trị giá 2.500 tỷ đồng, dành trực tiếp cho các khách hàng tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, với các mức giảm 10 - 15% và có cả mức giảm 100% cho các cơ sở cách ly y tế, kéo dài trong 2 tháng tới.

Mới đây, ngay sau chỉ đạo của Chính phủ giảm tiền điện thì Văn phòng Chính phủ tiếp tục có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương khẩn trương xem xét, điều chỉnh giảm giá nước sạch sinh hoạt và tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhất là tại các tỉnh, thành phố, các quận, huyện đang thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16.

Chính phủ cũng đã nhất trí với đề xuất gói hỗ trợ tài khóa tiếp theo với giá trị khoảng 20.000 tỷ đồng của Bộ Tài chính nhằm giảm thuế phí cho doanh nghiệp.

Từ khóa chung cho những gói hỗ trợ này đó là "thiết yếu" bởi chúng đều trực diện và hướng tới mọi đối tượng. Đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, khi thời gian dịch bệnh phải ở nhà nhiều hơn mà không có thu nhập thì giảm áp lực tiền điện, tiền nước, phí rút tiền, thanh toán, hay cước viễn thông mỗi tháng sẽ đều vô cùng quý giá.

Về phía các chuyên gia đánh giá cao việc liên tục đưa ra những chương trình hỗ trợ, dù kinh tế đất nước còn nghèo, nguồn lực còn hạn chế, cho thấy sự thấu hiểu, đồng cam cộng khổ và san sẻ của Chính phủ với một phần khó khăn vất vả mà người dân, doanh nghiệp đang gặp phải.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
46 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
38 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.433.774.606 VNĐ / tấn

347.05 BRL / kg

0.76 %

+ 2.60

Thịt gà

CHICKEN

33.752.884 VNĐ / tấn

8.17 BRL / kg

1.24 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.523.291 VNĐ / tấn

80.74 USD / lbs

0.08 %

- 0.06

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
15 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Nước giải khát có đường sắp trở thành mặt hàng “xa xỉ”?
16 giờ trước
Khi giá bán lẻ của sản phẩm nước giải khát có đường tăng một cách đáng kể, có thể làm giảm lượng tiêu thụ
Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm
1 ngày trước
Dám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
Ly nước “giảm an tây” gây phẫn nộ, KATINAT ra thông cáo, xử lý nhân viên
1 ngày trước
Thay vì viết ghi chú “giảm đường, giảm đá” trên tem dán trên ly nước, nhân viên của KATINAT đã để thành “giảm đường, giảm an tây” gây ra sự bức xúc lớn.