Những thăng trầm của kinh tế Việt Nam năm 2018

28/12/2018 22:25
Kinh tế Việt Nam năm 2018 chịu cả tác động tích cực lẫn tiêu cực.

Với tăng trưởng GDP toàn cầu được dự báo đạt đỉnh 3,1%, 2018 là năm đầy hứa hẹn về kinh tế với Việt Nam. Điều này phần nào đã thành hiện thực. Tăng trưởng GDP thực tế trong quý I là 7,4%, thúc đẩy bởi xuất khẩu trong lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp tăng mạnh. Lĩnh vực dịch vụ cũng tăng trưởng mạnh.

Tuy nhiên các điều kiện trên thế giới ngày càng đáng lo ngại và bất ổn tăng theo thời gian, đặc biệt là sự chững lại của kinh tế Trung Quốc cùng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Về ngắn hạn, việc các chuỗi cung ứng cân nhắc rời khỏi Trung Quốc có lợi cho Việt Nam, tạo động lực để lĩnh vực tư nhân trong nước đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ bên ngoài. Ví dụ, Foxconn, nhà sản xuất điện tử lớn nhất thế giới và là bên cung ứng chính của Apple, được cho là muốn mở nhà máy tại Việt Nam. Nhiều nhà cung ứng khác có thể có quyết định tương tự.

Tác động dài hạn bất ổn hơn nhiều. Các cường quốc lớn đang dần rời khỏi hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên cơ sở các quy tắc, vốn có lợi cho những nền kinh tế nhỏ mở cửa như Việt Nam.

Bất chấp những thách thức trên, kinh tế Việt Nam tiếp tục cho thấy “sự dẻo dai”. Tăng trưởng GDP ước tính khoảng 6,8%, lạm phát 4%, tài khoản vãng lai dự báo thặng dư 2,2% GDP. Lương thực tế tăng trưởng 3,2% trong nửa đầu năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp giữ ở 2,2%.

Những thăng trầm của kinh tế Việt Nam năm 2018 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Reuters.

VND đã mất giá 2,7% so với USD và hạn chế giảm hơn nữa bởi tỷ lệ nợ công tương đối cao (khoảng 45% GDP), phần lớn là bằng USD. Hệ quả, tỷ giá hối đoái thực tế tại Việt Nam tăng khoảng 2,5%. Việt Nam cần tập trung vào hạ thấp chi phí thương mại để duy trì sức cạnh tranh trong trung hạn.

Tăng trưởng tín dụng trong nửa sau năm 2018 chững lại còn khoảng 17%, thấp hơn so với mức 19,5% cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ tín dụng trên GDP vẫn cao, trên 130%.

Tăng trưởng nợ công đang được kiểm soát bằng cách phối hợp bán tài sản công và thắt chặt chính sách tài khóa. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần duy trì đầu tư ổn định vào hạ tầng và năng lượng. Để làm được, chính phủ cần tham gia vào lĩnh vực tư nhân trong nước, khuyến khích phát triển thông qua cải cách cấu trúc.

Việt Nam dường như đang tụt lại trong cải cách so với những nước khác và đã hạ một bậc trong khảo sát về môi trường kinh doanh của World Bank năm nay, từ 68 xuống 69 trong tổng số 190 nước.

Một diễn biến thương mại hứa hẹn trong năm 2018 là Việt Nam thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong tháng 11. Đây là bước đi quan trọng với Việt Nam bởi CPTPP sẽ giúp giảm đáng kể các rào cản thuế và phi thuế quan (NTM) cho những nước thành viên.

Theo phân tích từ World Bank, gánh nặng thuế đè lên các nhà xuất khẩu Việt Nam tới thị trường trong CPTPP sẽ giảm từ 1,7% còn 0,2%, NTM giảm 3,6% xét về thuế trên đơn giá hàng. Đến năm 2030, GDP có thể tăng trưởng thêm 1,1% nhờ CPTPP. Các lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất là thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, quần áo và da, dệt may, một số mặt hàng sản xuất, dịch vụ.

Nguyên tắc xuất xứ của CPTPP sẽ khuyến khích đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp thượng nguồn, từ đó hỗ trợ ngược lại những ngành công nghiệp Việt Nam có hiệu quả chưa cao bởi các doanh nghiệp nhà nước (SOE). Để thu được lợi ích này, Việt Nam cần thúc đẩy cạnh tranh và cải tổ các SOE kém hiệu quả. Hải quan cũng cần giảm chi phí thông quan và di chuyển hàng hóa.

Sau năm 2017 tăng trưởng mạnh, kinh tế Việt Nam dự báo tiếp tục giữ vững đà này. Dự trữ ngoại hối được đảm bảo thông qua xuất khẩu ổn định và dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Tài chính công được đảm bảo nhờ tăng tốc tư nhân hóa các SOE, cải cách thuế và các hệ thống chi tiêu.

Những thách thức và rủi ro đang gia tăng và chính phủ Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải cách bao gồm về tài chính, hành chính công và hệ thống giáo dục. Nếu không, Việt Nam sẽ khó đáp ứng những nhu cầu về mặt hạ tầng, năng lượng và kỹ năng cần thiết để giữ cho đất nước ở trên con đường tăng trưởng nhanh trước khi dân số già đi trong hai thập kỷ tới.

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
7 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
5 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
5 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
4 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
4 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.708.339 VNĐ / thùng

66.20 USD / bbl

5.62 %

- 3.94

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.615.955 VNĐ / thùng

62.62 USD / bbl

6.47 %

- 4.33

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.679.177 VNĐ / m3

3.83 USD / mmbtu

7.41 %

- 0.31

Than đá

COAL

2.565.089 VNĐ / tấn

99.40 USD / mt

1.58 %

- 1.60

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
48 phút trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
"Át chủ bài" thế chân xe xăng của Honda tại Việt Nam chốt giá bán: Thấp nhất 26,9 triệu đồng, thuê pin 350.000 đồng/tháng - không giới hạn km
17 giờ trước
Honda ICON e: - mẫu xe máy điện đầu tiên của Honda tại thị trường Việt sẽ được mở bán vào ngày 12/4/2025.
Giá xăng tăng phiên thứ 3 liên tiếp, RON 95 sát mốc 21.000 đồng/lít
1 ngày trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (4/3), giá xăng tăng 340 - 490 đồng/lít.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
1 ngày trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.