Những "trụ cột" trong nền kinh tế Đức đang lung lay: Do quá phụ thuộc khí đốt Nga?

16/10/2022 15:15
Nhiều nhà kinh tế dự báo nền kinh tế Đức sẽ gặp suy thoái do thiếu nguồn cung khí đốt từ Nga.

Thiệt hại nặng nề

Lớn hơn cả vùng Manhattan Hạ của Mỹ, nhà máy hóa chất BASF khổng lồ trên sông Rhine là biểu tượng cho cả sức mạnh công nghiệp của Đức và cũng là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang chịu thiệt hại bao nhiêu trong cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thế hệ.

Mỗi ngày, nhà máy này sử dụng nhiều năng lượng hơn cả Thụy Sĩ vì nó sản xuất mọi thứ từ cao su cho đến giày thể thao và lớp phủ cho ô tô. Nhưng hậu quả từ các cuộc xung đột đang khiến nhà máy này phải trả giá đắt. Chỉ trong quý 2 năm nay, giá khí đốt tự nhiên cao không tưởng đã khiến hóa đơn năng lượng của công ty tăng tương đương 776 triệu USD.

Để hạn chế chi phí, nhà máy đã bắt đầu tối ưu hoạt động và cắt giảm sản xuất amoniac cho phân bón, vốn là hoạt động ngốn rất nhiều năng lượng. Việc này làm gia tăng tình trạng thiếu phân bón trên lục địa và qua đó đe dọa nguồn cung lương thực toàn cầu. Giám đốc điều hành Martin Brudermüller cảnh báo nếu tình hình năng lượng ở Đức trở nên khó khăn hơn trong những tháng tới, nhà máy có thể phải chuyển sản xuất nhiều hơn sang "các nhà máy bên ngoài châu Âu."

 Những trụ cột trong nền kinh tế Đức đang lung lay: Do quá phụ thuộc khí đốt Nga? - Ảnh 1.

Tuần trước, ông Brudermüller nói với các nhà điều hành ngành công nghiệp hóa chất: “Chúng ta có một cuộc xung đột ngay trước ngưỡng cửa đất nước và một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có đang đe dọa sự tồn tại của sản xuất công nghiệp Châu Âu. Nhiều chuỗi giá trị của Đức đang tan vỡ ngay lúc này."

Tác động của Nga ở châu Âu đã dẫn tới nhiều sự thay đổi ở Đức, buộc các quan chức nước này phải đánh giá lại nền tảng của nền kinh tế. Vốn là một quốc gia phát triển thịnh vượng, "đầu tàu kinh tế" của châu Âu và cũng là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, Đức phụ thuộc khá nhiều vào hai trụ cột là năng lượng giá rẻ của Nga và sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Nhưng khi nền kinh tế Đức gặp vấn đề - có nguy cơ kéo theo cả nền kinh tế châu Âu - thì những trụ cột này dường như không còn vững chắc nữa.

Claudia Kemfert, một trong những chuyên gia năng lượng hàng đầu của Đức cho biết: "Chúng tôi đã quá phụ thuộc vào một quốc gia - đó là Nga - và chúng tôi đang phải trả giá cho điều đó. Đức phải thay đổi và chúng tôi đã biết điều đó từ lâu. Nền tảng kinh tế này không thực sự bền vững."

Mối quan hệ xa cách giữa phương Tây và Nga đã có tác động lớn ở Đức.

Dễ bị ảnh hưởng

Trước đây, Nga cung cấp hơn một nửa lượng khí đốt tự nhiên được sử dụng ở Đức - cho sản xuất công nghiệp, sưởi ấm các ngôi nhà và sản xuất điện. Giờ đây, với việc đường ống chính từ Nga đã ngừng hoạt động, Đức đã phải tìm kiếm các nhà cung cấp khác và đang phải trả gấp 7 đến 10 lần giá của năm ngoái.

Đồng thời, quốc gia này bắt đầu cảm thấy sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu công nghiệp. Đức là nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ. Nhưng sản xuất chiếm tới khoảng 20% ​​nền kinh tế, so với khoảng 11% ở Mỹ. Điều đó khiến Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động trong thương mại thế giới và giá năng lượng.

Hiện tại, các cú sốc về giá năng lượng - bao gồm cả sự gián đoạn do chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch và nhu cầu toàn cầu sụt giảm - đã làm tổn hại tới lợi nhuận mà Đức thu được. Các nhà kinh tế cho rằng Đức sắp trải qua suy thoái trong năm tới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn dự đoán nước này là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong số các nền kinh tế lớn khác ngoài Nga.

 Những trụ cột trong nền kinh tế Đức đang lung lay: Do quá phụ thuộc khí đốt Nga? - Ảnh 2.

Hiệu ứng gợn sóng về kinh tế sẽ khiến nhiều nước khác chịu ảnh hưởng, đặc biệt nếu suy thoái xảy ra đồng thời với tình trạng thiếu hụt năng lượng.

Sự suy thoái tại Đức sẽ gây áp lực lên một loại tiền tệ duy nhất của khu vực đồng euro. Một số nhà kinh tế dự đoán nó có thể đẩy đồng euro xuống dưới mức tương đương với đồng USD trong một thời gian dài.

Các quốc gia bị thiệt hại lớn nhất sẽ là các quốc gia ở Đông Âu, nơi có các nhà cung cấp cho các nhà sản xuất lớn của Đức và là các nước có nền kinh tế liên kết chặt chẽ với sự phát triển của châu Âu thông qua thương mại.

Sự đình trệ trong sản xuất ở Đức, đặc biệt là đối với các sản phẩm hoàn chỉnh như ô tô, thiết bị y tế và các sản phẩm công nghiệp chuyên dụng khác của Đức, sẽ khiến tình hình ngày càng phức tạp hơn sau đại dịch.

Emily Mansfield, nhà kinh tế châu Âu của Economist Intelligence Unit, cho biết: "Nếu chúng ta có suy thoái kinh tế ở Đức - và tôi nghĩ điều này là không thể tránh khỏi vào thời điểm hiện tại - điều đó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế châu Âu và phần còn lại của thế giới".

Tới nay, nguồn dự trữ năng lượng của Đức vẫn dồi dào nhờ tăng cường nhập khẩu từ Na Uy và Hà Lan. Pháp cũng bắt đầu chia sẻ khí đốt của mình với Đức thông qua một đường ống mới được sửa. Một cảng tiếp nhận các chuyến hàng Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các địa điểm xa hơn sẽ mở cửa vào năm tới. Đức cũng đang đốt nhiều than và dầu hơn.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
6 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
8 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
8 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
8 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
9 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.