Theo chủ trương phát triển của TP. Hà Nội thì khu vực Tây Hồ Tây sẽ đón hàng loạt trụ sở các bộ ban ngành hàng đầu gồm 13 Đại sứ quán, 6 bộ ngành chính phủ bao gồm: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Giao Thông Vận Tải và Bộ Xây Dựng… di dời về đây. Với định hướng phát triển đó, Thành Phố cũng đồng thời triển khai các tuyến đường trọng điểm phát triển hạ tầng giao thông khu vực, tạo nên quần thể đô thị văn minh và đồng bộ trong quy hoạch tổng thể.
Đường Phạm Văn Đồng mở rộng từ Mai Dịch – Nam Thăng Long (đoạn màu đỏ) và đường 40m (đoạn màu xanh đậm) tiệm cận Khu đô thị Ciputra là những tuyến đường được mong đợi nhất phía Tây Hà Nội.
Dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng
Đường Phạm Văn Đồng là một trong những tuyến đường vành đai huyết mạch nối các quận nội thành với Sân bay quốc tế Nội Bài, Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Khu công nghiệp Quang Minh, Khu công nghiệp Nội Bài… Tuyến đường hiện đang được đầu tư mở rộng để thực hiện được vai trò quan trọng của mình.
Dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3, đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long (đường Phạm Văn Đồng) là tiểu dự án thuộc Dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3, đoạn Mai Dịch – Nội Bài. Dự án được khởi công vào tháng 10/2016, dự kiện hoàn thành trong năm 2019 với chiều dài tuyến là 5,5 km, mặt cắt ngang được mở rộng từ 56m lên 93 m, mỗi bên sáu làn xe cơ giới.Tổng mức đầu tư của dự án là 3.110 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 820 tỷ đồng, đền bù giải phóng mặt bằng là 1.820 tỷ đồng.
Cho đến nay các hạng mục quan trọng nhất đã cơ bản hoàn thành, tổng khối lượng công việc đạt trên 80% đối với phần trên mặt đất, hàng trăm cây giáng hương được trồng thay thế cho 1,300 cây xà cừ cổ thụ. Hiện tại dự án đang bắt đầu xây dựng cầu cạn để khớp nối đồng bộ với đường phía dưới. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ có tổng cộng 12 làn xe cơ giới và trở thành một trong những tuyến giao thông quan trọng bậc nhất của Thủ đô vốn luôn trong tình trạng quá tải. Đây cũng là tín hiệu lạc quan đối với thị trường bất động sản trong khu vực.
Tuyến đường 40m nối hai đường Võ Chí Công và Phạm Văn Đồng
Nằm ở ranh giới phía Bắc của dự án KĐT Nam Thăng Long Ciputra, tiếp giáp với khu dân cư phường Phú Thượng, tuyến đường 40m là tuyến đường liên khu vực kết nối giữa đường hai đầu cầu Nhật Tân và cầu Thăng Long do Tổng Công Ty Đầu tư và Phát triển Hạ Tầng UDIC làm chủ đầu tư.
Tổng chiều dài toàn tuyến là 2.1 km, từ nút giao cầu Nhật Tân (Phú Thượng, Q.Tây Hồ) đến nút giao cầu Thăng Long (Đông Ngạc,Từ Liêm). Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị có mặt cắt ngang điển hình rộng 40m, gồm 2 dải xe chạy rộng 2x11,25m, hè hai bên rộng 2x7,25m, dải phân cách trung tâm rộng 3m.
Ciputra Hanoi, với địa thế “nhất cận thị, nhị cận giang và tam cận lộ” là Khu đô thị được hưởng lợi nhiều nhất khi tọa lạc ở một vị trí lý tưởng trong quy hoạch hạ tầng giao thông khu vực Tây Hồ Tây, được bao quanh bởi Hồ Tây, Sông Hồng, tiệm cận các trục đường huyết mạch Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công, đường 40m và đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài.
Từ dự án, cư dân Ciputra chỉ mất 3 phút tới Hồ Tây, 5 phút di chuyển tới dự án Ngoại giao đoàn, 15 phút để vào Trung tâm phố cổ Hà Nội và 17 phút tới sân bay quốc tế Nội Bài. Ngoài ra Ciputra còn có lợi thế nằm “sát vách” Khu phức hợp Lotte có vốn đầu tư lên tới 600 triệu đô bao gồm khu trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, khách sạn, văn phòng và thủy cung đang được triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành vào năm 2021.
Biệt thự Grand Gardenville cận kề 25ha công viên lõi chỉ còn lại số ít những căn đẹp cuối cùng.
Sự kết hợp của đòn bẩy hạ tầng và bán lẻ đã tạo lên một sức bật mạnh mẽ cho bất động sản khu vực Tây Hồ nói chung và Ciputra Hanoi nói riêng. Bởi thế không khó hiểu tại sao những căn hộ cao cấp TheLINK hay biệt thự Grand Gardenville của Ciputra luôn là tiêu điểm hướng tới của các nhà đầu tư.