Những yếu tố nào cần đảm bảo để Việt Nam mở cửa du lịch quốc tế thành công?

03/04/2021 18:14
Theo đại diện Vụ Lữ hành, cần triển khai hộ chiếu vaccine, kết hợp với công tác xét nghiệm, tuân thủ nguyên tắc 5K cùng với ứng dụng công nghệ để có thể chắc chắn tỷ lệ mở cửa du lịch quốc tế của Việt Nam thành công cao.

Ngày 3/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Sầm Sơn đã diễn ra toạ đàm "Cơ hội phục hồi của Du lịch Việt Nam năm 2021-2023". Tại đây, khai mạc sự kiện, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu, Việt Nam đang triển khai các chương trình kích cầu nội địa và đón khách quốc tế.

Covid-19 là cơ hội để ngành du lịch lựa chọn ưu tiên phát triển

"Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến ngành du lịch trở nên ngưng trệ, đóng băng. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để ngành du lịch từ đánh giá và chọn lựa lại các ưu tiên phát triển, chuẩn bị cho sự phục hồi sau đại dịch", ông Thiện khẳng định.

Ngoài ra, Việt Nam đã nhanh chóng khống chế thành công nhiều làn sóng dịch bệnh năm 2020, trở thành quốc gia có giá trị thương hiệu tăng nhanh nhất năm 2020. Đây là thế mạnh, là đòn bẩy để phát triển trở lại.

Những yếu tố nào cần đảm bảo để Việt Nam mở cửa du lịch quốc tế thành công? - Ảnh 1.

Việt Nam cũng tiếp tục được gọi tên trong nhiều hạng mục giải thưởng du lịch trong năm 2020 như: điểm đến di sản, điểm đến ẩm thực hàng đầu. Điều này chứng minh sức hút của du lịch Việt vẫn được duy trì. Năm 2020, lượng khách nội địa đạt 56 triệu lượt, mang lại thu khoảng 312.200 tỷ đồng.

"Điều này cho thấy, tiềm năng và nhu cầu du lịch trong nước của người dân vẫn còn nhiều dư địa khai thác", Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho hay. Bước sang giai đoạn 2021 - 2023, Việt Nam sẽ lấy du lịch nội địa làm trọng tâm khai thác.

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho thấy, nếu dịch bệnh được kiểm soát và toàn cầu nới lỏng hạn chế đi lại vào năm 2021, thì cũng sẽ mất 2,5 - 4 năm để du lịch quốc tế hồi phục bằng với mức của năm 2019. Vì vậy, cơ cấu lại thị trường mục tiêu, chuyển hướng tập trung vào thị trường gần và thị trường nội địa là kế hoạch phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới trong nỗ lực phục hồi ngành du lịch.

Chiến dịch du lịch thay vì chỉ giảm giá, phải tăng giá trị trải nghiệm

Tại phiên thảo luận với chủ đề: "Sức bật thị trường nội địa", Vụ trưởng Vụ thị trường du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam, ông Đinh Ngọc Đức nêu rõ, trong năm 2020, Bộ Văn hóa - du lịch đã phát động hai chương trình truyền thông là Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam và Du lịch Việt Nam an toàn hấp dẫn.

Như vậy, Việt Nam đã tạo hiệu ứng truyền thông mà mỗi người làm du lịch đều thấm nhuần. "Sau đợt bùng phát lần thứ nhất, cầu du lịch quá thấp, cần phải kích cầu, người Việt Nam cần được khơi gợi cảm hứng đi du lịch và chúng ta đã thành công", ông Đức nói thêm. Song, theo đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam, khi dịch bùng phát lần thứ hai, khách du lịch hoảng loạn, việc hủy tour xảy ra trên diện rộng, dẫn tới tâm lý e ngại.

Do vậy, đối với chiến dịch lần hai, Bộ tập trung truyền thông về "an toàn". Chiến dịch du lịch được đổi mới, tăng giá trị trải nghiệm của du lịch, thay vì chỉ giảm giá. Ông Đinh Ngọc Đức kết luận, có 3 yếu tố tạo nên chiến dịch marketing thành công.

Những yếu tố nào cần đảm bảo để Việt Nam mở cửa du lịch quốc tế thành công? - Ảnh 2.

Đầu tiên là thông điệp, nội dung phù hợp. Thứ hai là sự điều phối, thu hút sự tham gia của các bên như: cơ quan nhà nước, truyền thông, doanh nghiệp... để thu hút du khách. Thứ ba là phải khẳng định cái mình truyền thông như: điểm đến an toàn, sản phẩm thực sự hấp dẫn.

Cũng tại toạ đàm, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Nguyễn Trùng Khánh chia sẻ, giai đoạn 2015 - 2020, du lịch Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Theo đó, khách du lịch quốc tế tăng 22,7%/năm, đứng thứ 6 trong top 10 nước tăng trưởng khách du lịch quốc tế. Lượng khách trong nước tăng 1,5 lần. Mục tiêu của năm 2020 nếu không có dịch Covid-19 là phấn đấu đón được trên 20 triệu lượt khách quốc tế, 90 - 95 triệu lượt khách nội địa. Năm 2019, ngành du lịch đóng góp 9,2% GDP và mong muốn đóng góp 10% đến trên 10% vào năm 2020.

Ông Khánh nêu rõ: "Chúng tôi mong muốn đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước lẫn nước ngoài. Sự kiện hôm nay là cơ hội để chúng tôi tiếp thu ý kiến của địa phương, các doanh nghiệp... để cùng chung tay phát triển du lịch".

Đề xuất đón khách du lịch không chỉ phát triển kinh tế địa phương mà còn tăng tính cạnh tranh

Liên quan đến chủ đề đón khách quốc tế trong bối cảnh đại dịch, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, ông Nguyễn Quý Phương nhấn mạnh, thực tế khi dịch vẫn đang diễn ra, Bộ vẫn chuẩn bị phương án đón khách du lịch quốc tế, duy trình xúc tiến sản phẩm du lịch dưới hình thức trực tuyến. Trong bối cảnh cạnh tranh khu vực, việc đề xuất phương án đón khách du lịch không chỉ phát triển kinh tế địa phương mà còn tạo thêm cạnh tranh điểm đến.

Những yếu tố nào cần đảm bảo để Việt Nam mở cửa du lịch quốc tế thành công? - Ảnh 3.

Đối với phương án, lộ trình đón khách quốc tế, Bộ sẽ triển khai giai đoạn thí điểm đầu tiên. Việt Nam dựa vào hộ chiếu vaccine, kết hợp với công tác xét nghiệm, tuân thủ nguyên tắc 5K để đảm bảo an toàn tối đa cho du khách cũng như người dân địa phương.

Hơn nữa, Việt Nam còn cần ứng dụng công nghệ để có nền tảng hiển thị chứng chỉ tiêm chủng, phối hợp với địa phương trong việc nghiên cứu chọn địa điểm thích hợp để đón khách quốc tế, từ đó, thúc đẩy quá trình mở cửa du lịch quốc tế. "Nếu đảm bảo được những điểm này, tỷ lệ mở cửa thành công sẽ khá cao", ông Phương nhận định.

Mở cửa quốc tế không chỉ phát triển du lịch mà còn thúc đẩy giao thương. Tuy nhiên, theo ông Phương, du lịch quốc tế là lĩnh vực quan trọng nhưng nhà nước chưa từng coi nhẹ thị trường nội địa. Từ lâu, Việt Nam đã có chương trình kích cầu du lịch nội địa - "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" nhưng do bối cảnh lúc đó không có khủng hoảng kéo dài như hiện nay nên hoạt động này chưa nổi bật.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
10 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Tivi giảm giá sốc, nhiều mẫu chỉ còn dưới 3 triệu đồng/chiếc
15 giờ trước
Ngoài việc giảm giá lên đến 90%, nhiều mẫu tivi còn được tặng kèm quà hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
15 giờ trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.
Hàng chục nghìn tấn ‘vàng trên cây’ từ Indonesia đổ bộ Việt Nam: Toàn cầu liên tục khan hiếm, nước ta nắm trùm với 60% sản lượng
16 giờ trước
Nguồn cung sụt giảm từ nước ta đang gây tác động lớn đến giá trên toàn thế giới.