Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa qua cũng đã dự Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN. Đây là hội nghị trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo ASEAN trong năm 2021 và sau gần 18 tháng các hội nghị của ASEAN phải họp trực tuyến do tình hình đại dịch Covid-19. Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ Campuchia 500.000 USD cùng 800 máy thở, 2 triệu khẩu trang y tế và 300.000 khẩu trang N-95. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh sẽ tiếp tục hỗ trợ Campuchia trong cuộc chiến chống dịch bệnh.
Mới đây, Việt Nam đã nâng cảnh báo lên mức cao nhất trước kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày sắp tới. Dự kiến sẽ có nhiều du khách nội địa hơn, do nhu cầu du lịch bị kìm nén trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Ảnh: Vann Soben
Theo đó, các địa phương được yêu cầu tăng cường giám sát trong trường hợp có ca nhiễm mới. Các bệnh viện dã chiến hiện đang được thiếp lập, cùng các chuyên gia y tế và nhân viên y tế từ các tỉnh khác được huy động để hỗ trợ các cơ sở y tế trong khu vực tây nam.
Việt Nam cũng đã thắt chặt biên giới đường bộ, ngăn chặn nhiều đối tượng nhập cư trái phép từ Lào và Campuchia. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng người nhập cư bất hợp pháp bằng thuyền từ Campuchia và không thực hiện quá trình kiểm tra và cách ly 14 ngày.
Việt Nam có đường biên giới dài hơn 2.100 km với Lào và hơn 1.100 km với Campuchia. Theo số liệu của Bộ Công thương, Việt Nam có tổng cộng 19 khu kinh tế cửa khẩu, 18 cửa khẩu quốc tế, 20 cửa khẩu chính và 43 cửa khẩu phụ giáp với Lào hoặc Campuchia.
Bốn tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Long An đã được cảnh báo là những khu vực tiềm tàng cho làn sóng bùng phát Covid-19, bởi các tỉnh này gần biên giới với Campuchia.
Các nhà chức trách lo ngại rằng nguy cơ lây nhiễm xuyên biên giới cao sẽ gây ra làn sóng thứ 4 ở Việt Nam, đồng thời các biến thể đột biến kép đang gây bùng phát dịch rất mạnh ở Ấn Độ và Campuchia gây ra nguy cơ lan truyền trong cộng đồng nhanh hơn.
Bộ Y tế đang đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vaccine Covid-19, cũng như giám sát biện pháp phòng chống tại địa phương. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế nhấn mạnh, Việt Nam đang có tỷ lệ tiêm vaccine thấp so với tổng dân số. Chỉ khoảng 200.000 người ở Việt Nam, hầu hết là các nhân viên tuyến đầu và nhân viên y tế đã được tiêm chủng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. HCM chia sẻ với Nikkei Asia rằng, Việt Nam chưa thể đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Ông cũng là cố vấn cho hệ thống vaccine của Việt Nam. Nhìn chung, người dân chưa nóng vội để tiêm vaccine bởi tình hình dịch bệnh đã thuyên giảm đáng kể.