Nền kinh tế thế giới đang phụ thuộc vào Trung Quốc ở một mức độ chưa từng có từ trước tới nay, và sự bùng phát của coronavirus cho thấy cái giá phải trả cho sự phụ thuộc đó lớn đến mức nào.
Ngày nay, Trung Quốc chiếm tỷ trọng trong thương mại toàn cầu cao gấp đôi so với thời điểm dịch SARS bùng phát vào năm 2003, và ảnh hưởng của đất nước này dự kiến sẽ còn tiếp tục gia tăng.
Một ước tính cho thấy rằng việc giảm 10 tỷ USD sản lượng sản xuất của Trung Quốc sẽ làm giảm 6,7 tỷ USD sản lượng của phần còn lại của thế giới. Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ nói riêng có khả năng cảm nhận được tác động lớn nhất.
Việc đình trệ hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc do sự bùng phát của coronavirus được cho là sẽ tiếp tục cho đến ngày 9/2, nhưng vẫn không chắc chắn khi nào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bình thường trở lại. Việc trì trệ bị kéo dài có thể giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế toàn cầu.
Xem thêm Tác động kinh tế của Coronavirus tại đây.
Nikkei, hợp tác với Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, đã phân tích các dữ liệu của Ủy ban châu Âu và nhận thấy rằng sản lượng sản xuất của Trung Quốc giảm 10 tỷ USD sẽ làm giảm sản lượng các mặt hàng của Hàn Quốc xuất khẩu sang Trung Quốc gần 300 triệu USD.
Hơn nữa, việc giảm nguồn cung từ Trung Quốc sẽ làm giảm khoảng 200 triệu USD các lô hàng sản phẩm hoàn thành của Hàn Quốc. Con số gấp đôi có nghĩa là Hàn Quốc sẽ bị thiệt hại 500 triệu đô la. Chi phí cho tất cả các quốc gia và khu vực cộng lại, ngoài Trung Quốc, sẽ lên tới khoảng 6,7 tỷ USD.
Nhưng tác động có thể có thể lớn hơn thế nữa. Chẳng hạn, Hyundai Motor hiện đang 34.000 xe mỗi tuần tại ba địa điểm ở Hàn Quốc. Hoạt động sản xuất sẽ phải tạm ngừng đến ngày 11/2 vì sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng các bộ phận tự động điện tử từ Trung Quốc. Hoạt động sản xuất có thể khởi động lại vào ngày 12/2, nhưng rất khó để dự đoán chính xác tình hình tương lai.
Một nhà phân tích tại một công ty đầu tư của Hàn Quốc lưu ý rằng, việc dừng hoạt động sản xuất lại một tuần tại Hyundai có thể gây thiệt hại 700 tỷ KRW (587 triệu USD).
Tại Đài Loan, TSMC - một nhà cung cấp chip lớn của Apple, và Largean Precision , chuyên sản xuất ống kính máy ảnh, đã thấy giá cổ phiếu của họ sụt giảm. Mặc dù sản xuất tại Đài Loan, họ cũng đã bị tác động bởi Hon Hai Precision Industry, nơi sản xuất điện thoại iPhone.
"TSMC và các công ty khác dự kiến sẽ là những người hưởng lợi lớn từ nhu cầu cho điện thoại thông minh 5G, nhưng sự gián đoạn trong sản xuất điện thoại thông minh ở Trung Quốc có thể sẽ buộc các kế hoạch sản xuất phải tạm hoãn", một nhà phân tích tại một công ty đầu tư Đài Loan nói.
Samsung Electronics của Hàn Quốc cũng khó có thể tránh các tác động. Đồng hương LG Electronics của Samsung cũng đã chứng kiến giá cổ phiếu của mình giảm 7% kể từ cuối năm ngoái.
Nhật Bản sẽ không tránh khỏi hiệu ứng dây chuyền. Nhà sản xuất ô tô Honda Motor đã tiết lộ họ sẽ trì hoãn việc tái khởi động hoạt động tại nhà máy của mình ở tỉnh Hồ Bắc. Toyota Motor cũng sẽ mở rộng việc đóng cửa các nhà máy Trung Quốc, các động thái sẽ tác động đến các nhà sản xuất phụ tùng chính của Nhật Bản.
Việc gián đoạn chuỗi cung ứng các bộ phận từ Trung Quốc cũng sẽ gây thiệt hại cho Apple - vốn phụ thuộc vào việc cung cấp các sản phẩm như điện thoại thông minh từ Trung Quốc, việc ngừng sản xuất sẽ dẫn đến việc mất doanh số.
Khi hiệu ứng lan tỏa gián tiếp tác động đến các ngành công nghiệp có liên quan ở Trung Quốc, chẳng hạn như giảm sản lượng trong các ngành đó, tác động tiêu cực sẽ đạt khoảng 65 tỷ USD, lớn hơn khoảng 6,5 lần so với sản lượng giảm do tác động trực tiếp.
Trung Quốc cũng là thương nhân hàng đầu thế giới. WTO ước tính tỷ trọng của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu ở mức khoảng 12%, xếp trên Hoa Kỳ. Năm 2003, con số này chưa đạt tới 6%.
Đài Loan, nhà cung cấp chính các bộ phận điện tử cho Trung Quốc, nhận thấy thương mại với thị trường đại lục chiếm 36% tổng số các đơn hàng của họ. Xét thương mại của Hàn Quốc với Trung Quốc, con số này là 28%.
Người ta thường nói rằng khi Mỹ hắt hơi, Nhật Bản cũng sổ mũi. Hiện nay, tỷ lệ thương mại với Trung Quốc tại Nhật Bản là 22%, cao hơn 15% của Mỹ. Tại Đức, tỷ lệ này là 6%. Cả Nhật Bản và Đức đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về tỷ trọng thương mại với Trung Quốc kể từ năm 2003.
Sự tăng trưởng trong đầu tư của Trung Quốc đặc biệt dễ thấy ở Đông Nam Á, với sự hiện diện của Trung Quốc mở rộng đáng kể từ năm 2003 tại Malaysia và Indonesia. Tùy thuộc vào quá trình bùng phát coronavirus trong tương lai, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc có thể mất đà, có thể khiến dòng vốn này đảo chiều, chảy ngược về Trung Quốc.