Mới đây, một số nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ đã cùng phối hợp để xả kho dầu dự trữ chiến lược trong động thái phát đi dấu hiệu về mối quan hệ xấu đi giữa hai bên của thị trường.
Theo Nikkei, quyết định này có nguyên nhân trực tiếp từ việc giá dầu leo thang lên mức cao nhất trong 7 năm, và sau đó duy trì trên ngưỡng 70USD/thùng, chi phí năng lượng vì vậy tăng mạnh. Nhiều nền kinh tế, bất chấp những khác biệt của họ, đương đầu với sức ép phải giải quyết mối hiểm họa với quá trình phục hồi kinh tế từ đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên trên thực tế, hệ thống dự trữ không được thiết kế để trở thành công cụ cho việc can thiệp vào thị trường. Lượng dự trữ hiện có này quá nhỏ để các nước có thể liên tục xả dự trữ ra nhằm giúp ổn định giá các sản phẩm năng lượng.
Theo Giám đốc điều hành của IEA – ông Nobuo Tanaka phát biểu trong một bài phỏng vấn vào năm 2016, dự trữ xăng dầu toàn cầu được lập nên dưới sự bảo trợ của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhằm có thể kéo dài thời gian trong trường hợp khẩn cấp.
Việc xây dựng dự trữ xăng dầu chiến lược là để có thể hành động đảm bảo nguồn cung, trong trường hợp các sản phẩm dầu bị cấm vận, hoặc có thảm họa thiên nhiên.
Năm 2011, dưới sự giám sát của Tanaka, IEA đã điều phối việc cung cấp dầu nhằm ứng phó với bất ổn tại nước sản xuất dầu quan trọng là Libya. Năm 2008, khi mà giá dầu thô chạm ngưỡng cao kỷ lục 147USD/thùng, IEA cũng không làm như vậy.
Mặc dù có rất nhiều tranh luận về việc liệu có nên xả dầu từ kho dự trữ chiến lược ra không? Nhưng IEA đã quyết định như vậy, bởi việc giá dầu tăng mạnh có nguyên nhân trực tiếp từ việc nhu cầu tăng cao, do tăng trưởng của Trung Quốc, một vấn đề mang tính cấu trúc.
Giờ đây, việc nhu cầu từ phía Mỹ tăng cao đang bộc lộ ra những khác biệt giữa các nước sản xuất, và nước tiêu thụ dầu.
Mới đây, cuộc họp bao gồm Bộ trưởng các nước thuộc OPEC, và các nước liên minh, trong đó có Nga, đã kết thúc chỉ sau nửa tiếng, họ đưa ra quyết định giữ sản lượng ở mức hiện tại. Động thái này được đưa ra bất chấp việc phía Mỹ gây sức ép để tăng sản lượng dầu, Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đang đương đầu với nhiều áp lực chính trị, do giá xăng tăng chóng mặt tại nội địa.
Lý giải cho động thái này, Thứ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố: "Nhu cầu dầu toàn cầu hiện đang chịu nhiều áp lực từ sự lây lan mạnh của biến chủng delta".
Thông tin từ Nikkei cho biết, chính phủ Mỹ công bố sẽ xả 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược quốc gia trong động thái phối kết hợp với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật và Anh, nhằm hạ nhiệt giá cả sau khi các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), và liên minh từ chối lời kêu gọi tăng sản lượng dầu thô.
Nhà Trắng ra tuyên bố, sau khi một nguồn tin từ chính quyền Mỹ cho hay, Washington đã lên kế hoạch với các nước tiêu thụ nhiều năng lượng ở châu Á, nhằm hạ nhiệt giá dầu hiện đang ở mức cao nhất trong 3 năm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang không ngừng kêu gọi OPEC và các nước đồng minh bơm thêm dầu. Tuy nhiên, OPEC+ đã bác bỏ lời đề nghị, bởi bản thân các nước thành viên vốn chật vật trong việc đáp ứng mục tiêu tăng sản lượng, trong bối cảnh nỗi sợ về khả năng số lượng các ca lây nhiễm COVID-19 tăng cao, sẽ thêm một lần nữa làm cho nhu cầu dầu đi xuống.
Việc Mỹ xả kho dầu dự trữ chiến lược sẽ có thể được thực hiện dưới hình thức bán hợp đồng cho doanh nghiệp, sau đó, doanh nghiệp sẽ trả lại dầu thô ở một thời điểm khác. Đây là lần đầu tiên Mỹ kết hợp với một số nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới nhằm hạ giá dầu.
Các nước OPEC+, trong đó có các nước đồng minh của Mỹ ở vùng Vịnh, đã tổ chức họp bàn nhằm thảo luận về chính sách sản lượng, tuy nhiên, không có dấu hiệu gì cho thấy họ sẽ lắng nghe lời kêu gọi từ phía Mỹ.