Bị vùi dập không thương tiếc ở thị trường châu Âu – nơi đề cao việc bảo vệ thiên nhiên trong lành, các nhà sản xuất than nhiệt đã nhắm mục tiêu vào các nền kinh tế mới nổi đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là Đông Nam Á. Một sự thay đổi định hướng ở Việt Nam cho thấy rằng sự hỗ trợ cho điện than có thể không còn kéo dài nữa.
Một chiến lược về năng lượng trong vòng 10 năm đến năm 2030, được vạch ra vào tháng trước, giảm bớt sự sử dụng nhiên liệu hóa thạch bẩn bằng cách sử dụng năng lượng gió, mặt trời và dầu khí. Đó là một bước tiến lớn đối với một quốc gia có gần 100 triệu người, tăng trưởng 6% đến 7% mỗi năm và dự đoán tình trạng thiếu điện bắt đầu từ năm 2021 - chưa kể đến một điều mà cho đến gần đây đã lên kế hoạch tăng gấp ba các nhà máy nhiệt điện sử dụng than. Việt Nam dự báo nhu cầu điện sẽ tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ tới.
Những thay đổi này phản ánh sự thắt chặt tài chính, khí đốt giá rẻ và áp lực của Mỹ đối với Việt Nam nhằm giảm thặng dư thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất, kết hợp với việc giảm chi phí cho năng lượng tái tạo và gia tăng mối lo ngại trong nước về ô nhiễm không khí. Thêm một thực tế rằng, trong một thời gian ngắn, sự cấp bách về nhu cầu sử dụng điện gia tăng có thể sẽ hạ nhiệt khi Việt Nam chịu tác động trực tiếp và gián tiếp bởi Covid-19 đối với đầu tư sản xuất.
Châu Á luôn bị cho là nguồn phát lớn nhất của khí thải nhà kính. Nhu cầu tiêu thụ gia tăng của châu Á đã khiến cho nhu cầu sử dụng than toàn cầu tăng nhẹ trong những năm gần đây, mặc dù nhu cầu đã giảm mạnh ở Mỹ và châu Âu. Khu vực này hiện chiếm gần 80% sản lượng điện than toàn cầu và phần lớn sự thúc đẩy đó đến từ Đông Nam Á, dẫn đầu là Việt Nam và Indonesia. Nhập khẩu than ở Việt Nam tăng gần gấp đôi trong năm 2019.
Hà Nội không quay lưng hoàn toàn với điện than. Nguồn nhiên liệu này cung cấp khoảng 40% điện năng cho toàn thành phố. Kế hoạch phát triển năng lượng quốc gia ủng hộ các đơn vị công suất lớn và hiệu quả cao, cộng với cái gọi là công nghệ siêu tới hạn (ultra-supercritical technology), ít gây ô nhiễm.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng lượng tiêu thụ nên chủ yếu dùng những nguyên liệu khác, bao gồm cả lưới điện, khí đốt và năng lượng tái tạo. Ủy ban chỉ đạo quốc gia về phát triển năng lượng đã khuyến nghị giảm tỷ lệ sử dụng than trong sản xuất điện xuống từ 50% còn 37% vào năm 2025. Điều đó giúp loại bỏ 15 gigawatt (GW) dự án theo kế hoạch - có ý nghĩa to lớn đối với một quốc gia có công suất than khoảng 20 GW.
Bản cập nhật cuối cùng cho kế hoạch phát triển năng lượng sẽ không được thực hiện trong một vài tháng, nhưng những tín hiệu này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các thợ mỏ.
Bên cạnh đó là sự gia tăng căng thẳng tài chính cho ngành điện đốt than, chịu áp lực thậm chí trước cả cuộc khủng hoảng thị trường gần đây. Ngay cả những tập đoàn như Mitsubishi UFJ Financial Group Inc., Mizuho Financial Group Inc. và Sumitomo Mitsui Financial Group Inc. cũng đang dần từ bỏ nhiên liệu than đá giống như bạn bè quốc tế.
Châu Á vẫn có những công ty ủng hộ việc sử dụng than của nhà nước như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc – một ngân hàng nặng ký nhờ vai trò ngoại cỡ của Hàn Quốc trong đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - cộng với các tổ chức Trung Quốc như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Tuy nhiên, sự hỗ trợ đó cũng có thể bị giảm xuống vì Nhật Bản đang xem xét từ bỏ việc tài trợ cho các nhà máy đốt than ở nước ngoài.
Than đá cũng đang đe dọa an ninh năng lượng của Việt Nam: Việt Nam đã là nhà nhập khẩu ròng kể từ năm 2015 và có thể phải mang lại 100 triệu tấn mỗi năm để tiếp tục duy trì nếu mở rộng theo kế hoạch đến năm 2030. Sẽ không có kết thúc đột ngột cho việc sử dụng than. Tuy nhiên, Đông Nam Á đang thúc đẩy việc nhưng sử dụng loại nhiên liệu đang cạn kiệt là than đá.