Nikkei: Tại sao Việt Nam là ngoại lệ trong cuộc đua của Hàn Quốc và Nhật Bản ở thị trường ASEAN?

16/12/2019 09:53
Thương mại của Hàn Quốc với ASEAN chỉ tương đương khoảng 70% so với Nhật Bản, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ ở mức 30% và viện trợ phát triển chính thức ở mức 10%.

Hàn Quốc coi Nhật Bản là đối thủ trong khu vực ASEAN, nhưng chưa thể sánh với Nhật Bản về mặt hợp tác kinh tế khu vực. Thương mại của Hàn Quốc với ASEAN chỉ tương đương khoảng 70% so với Nhật Bản, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ ở mức 30% và viện trợ phát triển chính thức ở mức 10%.

Nikkei: Tại sao Việt Nam là ngoại lệ trong cuộc đua của Hàn Quốc và Nhật Bản ở thị trường ASEAN? - Ảnh 1.

Một ngoại lệ là Việt Nam. Kể từ khi Samsung Electronics bắt đầu sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam vào năm 2008, Việt Nam đã chiếm khoảng một nửa tổng thương mại và tổng đầu tư của Hàn Quốc với ASEAN, vượt xa Nhật Bản. 

Phó Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong cho rằng, sắp tới Samsung cần rất nhiều kỹ sư công nghệ cao. Lĩnh vực bán dẫn, màn hình công nghệ cao, điện thoại thông minh… đều đang được sản xuất theo nhu cầu thị trường, có giá trị gia tăng cao. Về trung tâm R&D - dự kiến năm 2022 sẽ đi vào hoạt động ở Hà Nội, Samsung tuyên bố sẽ tuyển dụng 3.000 kỹ sư Việt Nam làm việc.

Tuy nhiên, chính quyền Tokyo dường như không ngạc nhiên về điều này, với một bình luận chính thức, "Samsung thật tuyệt vời, nhưng chuyện gì ra chuyện đó. Chúng tôi không quan tâm đến các thỏa thuận ngoại giao [của Hàn Quốc] với ASEAN".

Các thành viên ASEAN khác vẫn hoan nghênh đầu tư và hỗ trợ nhiều hơn từ Hàn Quốc. Nhưng Nikkei đánh giá, các quốc gia này vẫn coi đất nước Hàn Quốc, với dân số 50 triệu người và tăng trưởng chậm lại, là một thị trường xuất khẩu không mấy tiềm năng. Và không giống như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, họ không tin tưởng vào Seoul về các vấn đề an ninh.

Nikkei: Tại sao Việt Nam là ngoại lệ trong cuộc đua của Hàn Quốc và Nhật Bản ở thị trường ASEAN? - Ảnh 2.

Nhưng vẫn có cách để mối quan hệ giữa ASEAN và Hàn Quốc gắn bó chặt chẽ hơn.

Liên kết là chìa khóa cho ngoại giao ASEAN, đưa khối trở thành một đối tác tốt, tạo ra một môi trường thuận lợi cho hợp tác đa phương. Khi gia nhập Hiệp hội, các quốc gia tương đối nhỏ có thể có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề khu vực. Một ví dụ điển hình là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á hàng năm mà ASEAN, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nga thường xuyên tham dự.

Nikkei: Tại sao Việt Nam là ngoại lệ trong cuộc đua của Hàn Quốc và Nhật Bản ở thị trường ASEAN? - Ảnh 3.

Vậy làm thế nào để ASEAN có thể củng cố tầm ảnh hưởng ngoại giao với Hàn Quốc, và ngược lại? Một trong số đó có thể đóng một vai trò nổi bật hơn trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa của Triều Tiên. Singapore và Việt Nam đã đứng ra tổ chức hai hội nghị thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều Tiên kể từ năm 2018.

Liên quan đến Triều Tiên, Kavi Chongkittavorn, một thành viên cao cấp tại Đại học Chulalongkorn của Thái Lan nói: "Các thành viên ASEAN sẽ là người thích hợp nhất để làm "sherpa" cho Bình Nhưỡng khi nước này leo lên "đỉnh cao" của cải cách kinh tế".

sherpa: ám chỉ một công chức hoặc nhà ngoại giao đảm nhận công việc chuẩn bị trước một hội nghị thượng đỉnh.

Thêm vào đó, hồi tháng 9, Tổng thống Moon Jae-in đã trở thành tổng thống Hàn Quốc đầu tiên đến thăm cả 10 nước thành viên ASEAN. Tại hội nghị thượng đỉnh năm nay với ASEAN ở Busan, Hàn Quốc, hai bên đã đạt được một số thỏa thuận, như thông báo của Hyundai Motor về việc xây dựng một nhà máy ô tô ở Indonesia - nhà máy tiên trong khu vực.

Nếu vậy, một tình huống đôi bên cùng có lợi sẽ xảy ra: Hàn Quốc sẽ tăng cường tầm ảnh hưởng ở các thị trường ASEAN, trong khi ASEAN sẽ có được uy tín từ việc giúp dàn xếp bế tắc trên Bán đảo Triều Tiên.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
30 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
10 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
30 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
58 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
22 phút trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Tỷ trọng hàng Việt chiếm hơn 80% trong siêu thị sau 15 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
5 giờ trước
15 năm trước, 77% người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, cao hơn cả Châu Á (40%).
Cục Hàng không chỉ đạo nóng về bay đêm, phục vụ người dân đi lại dịp Tết
20 giờ trước
Cục Hàng không chỉ đạo các đơn vị kéo dài thời gian khai thác, tăng cường bay đêm tại các sân bay Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku và Tuy Hòa để phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết của người dân.
Bình Dương: Đơn giá bồi thường đất chưa phê duyệt, nhiều công trình trọng điểm chậm tiến độ
21 giờ trước
Công tác phê duyệt phương án bồi thường, chi trả tiền và thời gian bàn giao mặt bằng nhiều công trình giao thông trọng điểm Bình Dương đang chậm tiến độ do đơn giá bồi thường đất chưa được phê duyệt.
Chuyên gia Hiếu PC: Bài toán của Lotus Chat không nằm ở yếu tố bảo mật, mà là làm sao để hút người dùng
23 giờ trước
Chuyên gia an ninh mạng Hiếu PC cho rằng, bài toán lớn nhất của Lotus Chat không phải nằm ở yếu tố kỹ thuật, bảo mật hay an toàn, mà cần kéo người dùng sử dụng sản phẩm.