Thị trường nước ngoài là một trong những trụ cột tăng trưởng của Takashimaya khi dân số Nhật Bản đang có xu hướng giảm, cùng với áp lực từ các cửa hàng bán lẻ khác. Công ty vọng sẽ tăng lợi nhuận hoạt động hàng năm bên ngoài thị trường Nhật Bản lên 11 tỷ JPY (1,55 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc vào tháng 2 năm 2024, từ 3,9 tỷ JPY trong năm tài chính năm ngoái.
Chìa khóa để đạt được mục tiêu đó là tập trung vào việc kinh doanh ở Bangkok, TP.HCM và đặc biệt là Thượng Hải - cửa hàng thua lỗ lớn nhất của Takashimaya ở châu Á. 4 cửa hàng ở Trung Quốc và Đông Nam Á vẫn chưa có lãi, mặc dù Singapore được coi là một câu chuyện thành công và mang về lượng tiền mặt khổng lồ.
Trong khi Chủ tịch Yoshio Murata của Takashimaya đã nhận được rất nhiều yêu cầu mở các cửa hàng tại các thị trường mới, bốn cửa hàng hiện tại của nhà bán lẻ "là ưu tiên chính", ông nói.
Cửa hàng Thượng Hải, cửa hàng duy nhất của Takashimaya tại Trung Quốc đã chìm trong sắc đỏ kể từ khi khai trương vào năm 2012, dự kiến sẽ có lãi vào năm tài chính kết thúc vào tháng 2 năm 2021, Murata nói. Trước đó công ty đã có kế hoạch đóng cửa hàng vào tháng 8, nhưng đổi ý chỉ trong hai ngày trước khi đóng cửa theo kế hoạch, chính quyền địa phương đã giảm tiền thuê cho họ.
Ông Murata cho biết tiền thuê cửa hàng "hiện thấp hơn đáng kể" so với trước đây - đủ để địa điểm này có thể tiếp tục kinh doanh kinh doanh, ngay cả khi Trung Quốc tiếp tục suy thoái kinh tế. "Nếu không, chúng tôi sẽ không đảo ngược quyết định như vậy", giá thuê giảm, doanh số tăng khoảng 30% giờ sẽ đủ để có lãi ở Thượng Hải.
Nhưng khoảng 30% gian hàng hàng của cửa hàng Thượng Hải vẫn bỏ trống, vì khách thuê đã có kế hoạch chuyển đi. Tuy nhiên, những không gian đó sẽ sớm được lấp đầy vào tháng 2 năm 2021, Murata nói.
Takashimaya hy vọng sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn bằng cách tăng hàng hóa, sự kiện và hoạt động thương mại điện tử, với nhắm vào khách hàng là nhân viên văn phòng trong khu vực. Họ cũng đang xem xét tăng doanh số bán hàng trực tuyến của mình bằng cách hợp tác với một đối tác địa phương.
Bà Teresa Lam, Phó chủ tịch của công ty nghiên cứu Fung Business Intelligence, cho rằng "chuyển đổi số thực sự là vấn đề sống còn trong một môi trường năng động và cạnh tranh như vậy". Thị trường tiêu dùng của Trung Quốc được thúc đẩy bởi thế hệ trẻ và "điều quan trọng là các cửa hàng bách hóa phải kết nối liền mạch với họ trên các kênh khác nhau", bao gồm cả phương tiện truyền thông trực tuyến và xã hội", cô nói.
Ông Murata cho biết triển vọng của cửa hàng Siam Takashimaya ở Bangkok, được khai trương vào năm ngoái, phần lớn phụ thuộc vào việc hoàn thành Skytrain BTS, dự kiến sẽ mang lại nhiều dòng khách đến khu phức hợp mua sắm. Cửa hàng vẫn dự kiến lỗ 900 triệu JPY trong năm tài khóa 2020.
Trong khi cửa hàng ở Bangkok hiện tập trung vào người tiêu dùng có thu nhập cao, Murata cho biết cần phải có nhiều sản phẩm hơn cho khách trung lưu.
Trong khi đó, cửa hàng Takashimaya Việt Nam tại TP.HCM dự kiến sẽ lã 100 triệu JPY trong năm tài chính này và chủ tịch coi đây là tiềm năng của "một Singapore mới". Công ty cũng đang đầu tư vào một dự án phát triển đô thị tại Hà Nội, nơi họ đang lên kế hoạch mở một trường song ngữ thông qua một liên doanh.
Các nhà phân tích ngành cho rằng Takashimaya nên kiên nhẫn với việc kinh doanh ở nước ngoài. Masahiro Matsuoka, đồng chủ tịch của công ty tư vấn Frontier Management, đã dự báo rằng Takashimaya Singapore sẽ không có lãi trong một thời gian dài sau khi mở cửa vào năm 1993.
Chủ tịch của Takashimaya thừa nhận rằng Singapore "bắt đầu có quá nhiều cửa hàng cho người tiêu dùng trong nước" và cho biết công ty đang mở rộng bán hàng trực tiếp cho thị trường đó. Takashimaya Singapore cũng đang trong quá trình cải tạo ba năm để cải thiện các dòng sản phẩm. Cửa hàng, dự kiến sẽ tạo ra 4,8 tỷ JPY lợi nhuận trong năm tài chính này.