Nikkei: Trong tương lai không xa, giảm phát và giảm tốc kinh tế sẽ là điều... bình thường

15/12/2019 07:56
Sau khủng hoảng, trời lại sáng.

Ở Mỹ, các chuyên gia kinh tế đang rất lo ngại về sự mở rộng kinh tế dài nhất trong nhiều thập kỷ - họ thất nghiệp thấp mà không bị lạm phát cao. Nikkei cho rằng, đây dường như là điều mọi người nên hoan nghênh, thậm chí là khen ngợi, vì hiếm khi nào một nền kinh tế tiên tiến lại đạt được điều đó.

Thực tế là sự tăng trưởng chậm và ổn định, không lạm phát này diễn ra trong bối cảnh lãi suất danh nghĩa thấp, bảng cân đối của Cục Dự trữ Liên bang lớn và chính sách tài khóa nói chung là nới lỏng. Những yếu tố đó cũng đang gây ra một vài phiền hà cho nhiều nhà kinh tế.

Tuy nhiên, có lẽ cũng không nên quá lo lắng. Đầu tiên, cần phải nhận ra rằng giảm phát và tăng trưởng chậm là mô hình phổ biến sau một cuộc khủng hoảng ngân hàng. Thứ hai, việc gần như không lạm phát, và mức độ co giãn cung lao động cao, cũng khá phổ biến. Thứ ba, rủi ro của các chính sách kinh tế vĩ mô thấp hơn nhiều so với một số dự đoán.

Nhìn lại lịch sử, tất cả các nền kinh tế tiên tiến đều từng trải qua khủng hoảng tài chính vào đầu những năm 1990 - Canada, Phần Lan, Nhật Bản và Thụy Điển - đã có những chu kỳ mở rộng kinh tế ổn định từ lâu khi quá trình phục hồi của họ bắt đầu. Trên thực tế, chu kỳ mở rộng kinh tế của họ đã kéo dài hơn nhiều so với dự kiến, ​​chỉ đơn giản là nhờ việc tái sử dụng lao động nhàn rỗi và nguồn lực từ cuộc khủng hoảng.

Trong trường hợp của Nhật Bản, sự phục hồi kinh tế vẫn còn cho đến nay, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Bắc Đại Tây Dương 2008-2009. Cả lạm phát và tăng trưởng đều duy trì ở mức rất thấp.

Trong các mô hình kinh tế thông thường, lạm phát và thất nghiệp vận động ngược chiều, tức là lạm phát cao thì thất nghiệp giảm và ngược lại.

Nhưng thực tế đã chỉ ra, ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp giảm thì lạm phát vẫn có thể thấp. Thời kỳ lạm phát cao thực sự hiếm gặp hơn nhiều ở các nền kinh tế tiên tiến. 

Nikkei: Trong tương lai không xa, giảm phát và giảm tốc kinh tế sẽ là điều... bình thường - Ảnh 1.

Một người tìm việc cầm biển"Thuê tôi" ở New York vào tháng 9/2009 - người lao động sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiền lương cao để hy vọng có việc làm ổn định. © Reuters

Sau khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, nhìn chung các hộ gia đình và doanh nghiệp đều xây dựng lại bảng cân đối kế toán. Lo ngại rủi ro tăng lên, người lao động sẵn sàng hy sinh nhu cầu lương cao để hy vọng có việc làm ổn định. Kết quả là, rủi ro của nền kinh tế thấp hơn và ít rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính hơn.

Cả Canada, Phần Lan, Nhật Bản và Thụy Điển đều không bị lâm vào bất ổn tài chính phát sinh sau khủng hoảng kinh tế. Người ta ngờ rằng các cuộc suy thoái trước đây đã giúp giảm bớt các yếu tố dư thừa của nền kinh tế. 

Rõ ràng, rủi ro sẽ làm các công ty e ngại việc đầu tư mới, ngay cả khi kinh tế tăng trưởng và chính phủ giảm thuế, nhưng dó cũng sẽ là một cách khiến họ thận trọng và dễ đoán hơn.

Sự giảm phát và giảm tốc ở phương Tây bắt đầu từ khoảng năm 2004, điều đó có vẻ là bình thường, cho đến tận ngày nay.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
4 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
17 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.