Nhà sản xuất mì ăn liền Nhật Bản Acecook đặt mục tiêu tăng doanh số bán mì ly (mì cốc hay mì hộp) tại Việt Nam lên khoảng 350 triệu khẩu phần vào năm 2022, tăng gấp đôi so với năm 2017. Người tiêu dùng Việt Nam đang ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thuận tiện hơn, và rõ ràng mì ly tiện hơn rất nhiều so với mì gói.
Theo thống kê được công bố bởi Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), Việt Nam hiện đang đứng thứ năm trên thế giới về tiêu thụ mì ăn liền, sau Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Ấn Độ.
Trước đó, Việt Nam đứng thứ 2 về mức tiêu thụ mì ăn liền bình quân đầu người cao nhất năm 2017, với 53,5 khẩu phần/người/năm; đứng sau Hàn Quốc với 73,7 khẩu phần/người/năm.
Hiện tại, có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. 70% thị phần thuộc về Vina Acecook, Masan và Asia Food, ba nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất.
Acecook lâu nay vẫn là nhà sản xuất dẫn đầu với thị phần khoảng 50% ở thành thị và 43% trên cả nước. Acecook Việt Nam báo cáo rằng doanh thu của họ trong nửa đầu năm 2018 đã tăng 8% trong năm, nhờ điều kiện thị trường thuận lợi. Hiện tại, mì gói vẫn là sản phẩm phổ biến nhất.
Trong khi các sản phẩm của Acecook đang chiếm lĩnh thị trường đô thị, các sản phẩm của Masan và Asia Food lại dẫn đầu ở khu vực nông thôn, với tổng thị phần là 60%. Trong tương lai, Acecook sẽ có những chiến lực để khôi phục lại tầm ảnh hưởng của mình.
Với giá khoảng 8.000 VND, mỗi cốc mì có giá cao hơn gấp đôi so với mì đóng gói. Nhưng khi người tiêu dùng tìm kiếm sự tiện lợi, thì khách hàng có xu hướng chuyển sang dùng mì cốc. Acecook dự kiến mì cốc sẽ chiếm 9% tổng doanh thu tại Việt Nam vào năm 2022, tăng 4 điểm phần trăm so với năm 2017.
Công ty đang xem xét tăng cường năng lực sản xuất, hi vọng sẽ tăng doanh số bán mì cốc Hảo Hảo bằng các quảng cáo truyền hình có sự tham gia của thành viên của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.