Mọi nỗ lực tìm kiếm ánh mặt trời trong thời buổi kinh tế toàn cầu ảm đạm này đều hướng tới Việt Nam.
Quốc gia Đông Nam Á tự hào là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Dân số Việt Nam được đánh giá ở mức cao cùng với sự lạc quan và ổn định về chính trị được xem là những yếu tố đặc biệt thuận lợi. Các công ty lớn, từ Samsung Electronics đến Nestle, đang rót những khoản đầu tư khổng lồ vào Việt Nam, biến quốc gia này trở thành một trong những công xưởng của thế giới. Cùng với đó, mức sống người dân cũng được nâng cao.
Tuy nhiên, những động lực mà Việt Nam đang nắm giữ có thể sẽ không còn là động lực trong bối cảnh Thương mại Toàn cầu suy yếu vì những chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Câu hỏi đặt ra là liệu nền kinh tế Việt Nam, vốn có quy mô không quá lớn ở châu Á, có thể tiếp tục phát triển sau khi ông Trump nổ súng bắn vào thương mại toàn cầu mà mục tiêu đầu tiên là Trung Quốc cũng như những động thái trả đũa thẳng thừng từ phía Bắc Kinh? Bên cạnh đó, chu kỳ thắt chặt tiền tệ của Cục dự trữ Liên bang Mỹ có thể làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ tăng cường giám sát thị trường và lập kế hoạch để giảm tới mức tối thiểu những tác động. Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump vẫn được coi là mối đe dọa lớn và rõ ràng nhất với ổn định kinh tế, xã hội của nền kinh tế Việt Nam, vốn đứng thứ 6 trong số các nước Đông Nam Á.
Việt Nam là một quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Chính vì thế, những tác động từ phía Mỹ có thể gây ảnh hưởng không nhỏ. Trong những động thái đầu tiên của chiến tranh thương mại, Mỹ nhằm trực diện vào Trung Quốc – đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hàn Quốc, thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 2 với Hà Nội, cũng đang nằm trong diện bị Mỹ áp thuế. Ngoài ra, Hàn Quốc còn có những nhà đầu tư dài hạn và lớn nhất với Việt Nam.
Samsung, LG Electronics và các công ty khổng lồ khác của Hàn Quốc đang đổ hàng chục tỷ USD vào Việt Nam trong nỗ lực nhằm tháo chạy khỏi Trung Quốc. Chỉ riêng Samsung đã đầu tư 18 tỷ USD vào 8 nhà máy sản xuất điện thoại thông minh ở Việt Nam. Trong năm 2017, Samsung xuất khẩu khoảng 54 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam.
Tuy nhiên, khi cuộc chiến thương mại của Mỹ chạm tới Hàn Quốc và ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng hàng đầu của Seoul, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam cũng có thể trở nên khan hiếm.
Trong khi đó, một lập luận lại cho rằng Việt Nam có thể hưởng lợi từ chính sách thuế của Mỹ. Ngay trước khi Mỹ tiến hành áp thuyế, các nhà điều hành ở châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên phương án B phòng trường hợp Trung Quốc bị Mỹ áp hàng rào thuế quan. Sự bất ổn và biến động gây khó khăn cho triển vọng kinh tế Trung Quốc, có thể đẩy nhanh sự dịch chuyển cơ sở sản xuất khỏi quốc gia này để vào Đông Nam Á, nơi được coi là ổn định với chi phí môi trường cạnh tranh hơn.
Những thực trạng đó khiến Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách cơ cấu như: Tăng cường các định chế tài chính; Thay thế doanh nghiệp nhà nước bằng một khu vưc tư nhân sôi động; Kiềm chế "Ngân hàng trong bóng tối"; tự do hóa tài khoản vốn; tăng tính minh bạch và giảm thiểu tham nhũng. Nó cũng có nghĩa là Việt Nam nên đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của bùng nổ khởi nghiệp.
Khoảng 25% trong số 92 triệu dân Việt Nam dưới 15 tuổi, yếu tố quan trọng để tinh thần làm kinh doanh có thể lan truyền. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc gia tăng các tiêu chuẩn sống. Tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam trong 12 năm qua là 6,3% lên 2.385 USD/người, tăng hơn 6 lần so với năm 2000.
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam cần thay đổi động lực cơ bản của tăng trưởng. Nâng cấp nền kinh tế và dựa nhiều hơn vào tinh chỉnh tài chính sẽ tạo ra tăng trưởng hữu cơ và cân bằng hơn. Việt Nam cũng thường xuyên bị chuyển từ trạng thái từ rất lạc quan sang rất bi quan và ngược lại. Chính sách thuế của ông Trump là ví dụ điển hình cho điều đó. Rủi ro từ chiến tranh thương mại khiến những thế mạnh của Việt Nam bị đe dọa.