Nợ chính phủ của Việt Nam hiện ra sao?

08/12/2022 09:35
Theo Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Ngô Văn Tuấn, trong bối cảnh suy thoái kinh tế lan rộng, chính sách tài khóa thắt chặt và áp lực lạm phát, nguồn thu ngân sách của các chính phủ đã bị ảnh hưởng tiêu cực, Việt Nam tiếp tục kiểm soát hiệu quả các khoản nợ công, tất cả các chỉ tiêu chính đều duy trì dưới ngưỡng cảnh báo do Quốc hội đưa ra.

Đoàn đại biểu Kiểm toán nhà nước Việt Nam (KTNN) do Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn dẫn đầu đã tham dự Hội nghị về Quản lý nợ lần thứ 13 của UNCTAD, tại Geneva, Thụy Sĩ, dự kiến kết thúc vào ngày 7/12. Hội nghị có sự tham dự của hơn 350 nhà quản lý nợ quốc gia cấp cao từ hơn 100 nước trên thế giới.

Diễn đàn được tổ chức định kỳ hai năm một lần để chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi quan điểm giữa các Chính phủ, tổ chức quốc tế về những diễn biến trong tình hình nợ ở các nước đang phát triển.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Ngô Văn Tuấn cho rằng, nợ công là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, để tránh xảy ra khủng hoảng nợ, biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất là quản lý và sử dụng vốn vay một cách hiệu quả, tạo điều kiện cho các quốc gia trả được nợ gốc và nợ lãi đúng hạn.

Theo Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn, từ cuối năm 2019, thế giới đã phải đối mặt với nhiều diễn biến thay đổi nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Bất ổn chính trị, thiên tai, đặc biệt là đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra đã cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế lan rộng, chính sách tài khóa thắt chặt và áp lực lạm phát, nguồn thu ngân sách của các chính phủ đã bị ảnh hưởng tiêu cực, khiến nhiều quốc gia phải chịu gánh nặng kép khi vừa phải tăng chi tiêu phục hồi và phát triển kinh tế, vừa phải đáp ứng những nhu cầu tài chính nhằm thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ dài hạn.

“Trong bối cảnh đó, Việt Nam tiếp tục kiểm soát hiệu quả các khoản nợ công, tất cả các chỉ tiêu chính đều duy trì dưới ngưỡng cảnh báo do Quốc hội đưa ra: Tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam ở mức 43 - 44%, tỷ lệ nợ Chính phủ trên GDP trong khoảng 40 - 41%, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP từ 40-41%, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách từ 18 -19%”, ông Tuấn chia sẻ.

Hồi tháng 11, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings đã đánh giá nợ chính phủ của Việt Nam nằm trong tầm kiểm soát. Trên thực tế, trong khi các quốc gia có cùng mức xếp hạng tín nhiệm đã chứng kiến gánh nặng nợ của họ tăng lên kể từ năm 2019, đạt mức cao kỷ lục 60% GDP vào năm 2020 và được dự đoán sẽ ổn định ở mức xấp xỉ 55% GDP vào năm 2024, nợ công của Việt Nam vẫn ổn định ở mức 40% trong cùng thời kỳ.

Tại hội nghị, ông Ngô Văn Tuấn đã chia sẻ 7 giải pháp ứng phó với khủng hoảng nợ công tại Việt Nam, trong đó có giải pháp kết hợp các chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt, hài hòa, bám sát kế hoạch tài chính quốc gia cũng như các kế hoạch vay, trả nợ 5 năm và hàng năm của Chính phủ; huy động các nguồn lực ngoài ngân sách trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Tuấn cho biết, việc huy động vốn trái phiếu Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngân sách với tỷ lệ lãi suất phù hợp, đảm bảo sức hấp dẫn của thị trường. Phát hành đa dạng các loại trái phiếu chính phủ, đặc biệt là trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn dưới 5 năm để đáp ứng nhu cầu vay, hài hòa dòng tiền trả nợ, giảm chi phí nợ so với trái phiếu kỳ hạn dài.

Cùng với đó là cơ cấu lại danh mục nợ trong nước của Chính phủ, tranh thủ các nguồn vốn khác như nguồn bổ sung ngân sách, nguồn chi chưa sử dụng, vốn vay từ NSNN để xây dựng các kế hoạch huy động vốn phù hợp, tiết kiệm chi phí nợ cho ngân sách trung ương, tăng cường mối liên kết giữa kho bạc, cơ quan quản lý nợ công và ngân sách nhà nước; phát huy vai trò của cơ quan kiểm toán tối cao trong việc phát hiện và ngăn ngừa rủi ro khủng hoảng nợ công…

“Việc duy trì kiểm soát các chỉ tiêu an toàn nợ công là cần thiết nhưng cần đặt trong mối quan hệ với hiệu quả sử dụng vốn vay. Vì vậy, việc sử dụng các biện pháp giám sát ngân sách để đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả là chìa khóa để ngăn chặn khủng hoảng nợ công”, Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
6 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.