Nợ công giảm: Chưa vội mừng

02/10/2018 09:15
Nhiều khả năng nhà nước vẫn phải tăng thu thuế, phí để trang trải cho mục tiêu cân đối vĩ mô trước áp lực nợ công.

Chín tháng đầu năm, nợ công của Việt Nam ước đạt 61,4% GDP, giảm 2,3% so với năm 2017. Nhưng với quy mô GDP hiện nay khoảng 5,1 triệu tỉ đồng thì con số tuyệt đối nợ công vẫn rất lớn, khoảng 3,13 triệu tỉ đồng.

Áp lực trả nợ ngày càng tăng

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ cơ cấu chi ngân sách chuyển biến tích cực theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên nhưng bội chi ngân sách vẫn ước đạt 3,67%, áp sát mục tiêu Quốc hội giao là 3,7%.

Trong một nghiên cứu mới đây về chi tiêu công của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là quốc gia có chi ngân sách đang tiếp tục tăng cao, trong đó chi thường xuyên ngày càng lớn với 70% tổng chi ngân sách hằng năm, thậm chí có năm lớn hơn. Đặc biệt, chi trả nợ ngày càng tăng và trở thành gánh nặng lớn với ngân sách.

Nợ công giảm: Chưa vội mừng - Ảnh 1.

Nhà máy Đạm Ninh Bình là một trong các dự án đã từng sử dụng vốn nhà nước không hiệu quảẢnh: Hoài Dương

Theo WB, chi trả nợ gốc, lãi vay tăng nhanh hơn cả tăng trưởng kinh tế và đang tiệm cận ngưỡng an toàn theo quy định của Việt Nam. Hệ số thanh toán trả nợ khá cao trong khi lãi suất vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài tăng lên, làm tăng chi phí huy động vốn và nghĩa vụ trả nợ. "Vấn đề đáng lo ngại là tỉ lệ thu trên GDP của Việt Nam không thấp hơn các quốc gia khác nhưng áp lực tăng chi tiêu công vẫn ở mức cao khiến Việt Nam phải vay nợ, dẫn tới phải đối mặt với những quan ngại về bền vững tài khóa" - WB nhận định.

Theo chuyên gia kinh tế - TS Vũ Đình Ánh, Việt Nam đang trong giai đoạn trả nợ gốc và lãi tăng rất nhanh. Cả nợ gốc và nợ lãi đều gây áp lực lên ngân sách, bởi muốn cân đối ngân sách phải đi vay tiếp. "Tựu trung lại, nợ công sẽ càng gia tăng hoặc kịch bản sáng sủa nhất cũng không giảm được nợ. Tình hình này chắc chắn gây sức ép lên ngân sách vì phải bố trí nguồn trả gốc và lãi. Khi đó, nguồn chi đầu tư sẽ bị ảnh hưởng" - TS Vũ Đình Ánh phân tích.

Một hậu quả khó lường khác của việc nợ công cao, theo một chuyên gia thuộc Học viện Tài chính, là sẽ ảnh hưởng đến dư địa vay còn lại trong tương lai. Vị chuyên gia này đánh giá với tỉ lệ và quy mô nợ công như trên, nền kinh tế chưa đến mức phải đối diện với nguy hiểm nhưng "không gian tài khóa" còn lại rất ít. "So với các nước khác trong cùng thời kỳ, Việt Nam nợ nhiều hơn, tức là dư địa để vay thêm ít hơn. Trong khi đó, nhu cầu vay để đầu tư phát triển vẫn còn rất lớn. Tức là chúng ta đã "ăn chơi" hơi sớm, không bảo đảm được nguyên tắc vay từ từ, để dành cho các mục tiêu tương lai" - vị chuyên gia của Học viện Tài chính chỉ rõ.

Tận thu để trả nợ?

Tỏ ra không lạc quan trước thành tích giảm tỉ lệ nợ công trên GDP, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho rằng bội chi ngân sách còn rất cao dẫn đến các cân đối vĩ mô bị đe dọa. Để bảo đảm yêu cầu chi, Bộ Tài chính có thể đưa ra nhiều "sáng kiến" cho nguồn thu, như tăng thuế môi trường, các loại thuế, phí khác…, làm tăng thêm gánh nặng cho người dân. "Nợ công và bội chi ngân sách cao tác động sát sườn đến đời sống người dân bởi để trang trải cho mục tiêu cân đối vĩ mô thì nhà nước phải thu thuế từ doanh nghiệp, người dân" - TS Doanh cảnh báo.

TS Vũ Đình Ánh chỉ rõ về mặt nguyên tắc, để giảm áp lực chi, có nhiều cách như tiết kiệm chi thường xuyên hơn nữa, cắt giảm cải cách hành chính, kiểm soát chặt hơn chi đầu tư, thậm chí giảm chi đầu tư hoặc tăng thu để bù lại thiếu hụt ngân sách. Tất nhiên, với nhiều giải pháp như trên, theo ông Ánh, cơ quan quản lý cần lựa chọn phương án hợp lý nhất, không nhất thiết phải giảm áp lực chi bằng giải pháp tăng thu.

Ngoài ra, ông Ánh lưu ý có thể học tập kinh nghiệm nước ngoài về việc quản lý con số tuyệt đối nợ công. Khi GDP tăng, nếu "áp cứng" con số tỉ lệ phần trăm nợ công trên GDP, vô hình trung, chúng ta cho phép nợ công tính theo con số tuyệt đối tăng lên. Cùng đó, cần công khai minh bạch hơn nữa kết cấu nợ công để làm cơ sở đánh giá tính bền vững của nợ công cũng như của nền kinh tế.

Chuyên gia của Học viện Tài chính lưu ý trần nợ công 65%/GDP thực chất không có nhiều ý nghĩa khi đánh giá về bản chất nợ công. Nhiều nước có chỉ số nợ công rất cao, như Nhật Bản chẳng hạn nhưng lại phản ánh tình hình đầu tư, phát triển rất hiệu quả, mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế cũng như đời sống. Ngược lại, có những quốc gia tỉ lệ nợ không cao nhưng lại rơi vào nguy cơ "ngắc ngoải" do sử dụng đồng vốn không hiệu quả, lãng phí, sai mục đích. Từ đó, giải pháp kiểm soát nợ công hàng đầu là cần kế hoạch sử dụng hợp lý, có hiệu quả dòng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

TS Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Bộ Tài chính):

Không nên bảo lãnh vay cho doanh nghiệp nhà nước

photo-1

Tôi đặc biệt lưu ý phải siết chặt bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay của doanh nghiệp nhà nước để kéo giảm nợ công. Hiện nhiều doanh nghiệp nhà nước được bảo lãnh Chính phủ vay nợ nhưng đầu tư không hiệu quả, gây thất thoát vốn lớn. Chính phủ chỉ nên tập trung bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước vay phục vụ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng chung; không nên vay cho các dự án kinh doanh thuần túy bởi các dự án kinh doanh có nhiều rủi ro trước biến động thị trường. Nhiều dự án, nhà máy thua lỗ ngàn tỉ đồng thuộc ngành dầu khí là ví dụ điển hình.

TS Đinh Tuấn Minh, chuyên gia kinh tế:

Minh bạch khoản mục chi đầu tư

photo-2

Trên thế giới, gánh nặng nợ công đã từng khiến một số quốc gia rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Do đó, việc quản lý nợ công với Việt Nam cần có các biện pháp hạn chế mức thấp nhất tình trạng cản trở sự phát triển nói chung. Một trong các việc cần làm ngay là cần phải minh bạch, đánh giá chất lượng, kiểm soát tốt các khoản mục chi đầu tư từ vay nợ. Nếu dự án không được chấm điểm chất lượng cao thì kiên quyết không chi.

Ngoài ra, nợ công được hình thành từ thâm hụt ngân sách. Bởi vậy, việc xây dựng chuẩn mực hạch toán thâm hụt ngân sách là cần thiết nhằm chuẩn bị kế hoạch tài khóa bền vững, giúp chống chọi với các cú sốc về tài chính, tình hình vay nợ khó kiểm soát…

Nguy cơ vỡ trần nợ công

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho hay theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, nợ công hằng năm không được vượt quá 65% GDP, nợ chính phủ không vượt quá 54% GDP và nợ nước ngoài không vượt quá 50% GDP. Điều đó cho thấy số liệu nợ công hiện vẫn ở trong mức an toàn. Tuy nhiên, mức nợ công đang rất gần ngưỡng trần do Quốc hội đặt ra. Nếu không có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vay, mức trần nợ công rất dễ bị phá vỡ trong thời gian tới.

"Việc vay nợ là cần thiết để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư công, khuyến khích phát triển sản xuất. Tuy nhiên, nếu nợ công tăng quá cao có thể khiến tăng trưởng kinh tế bị đảo ngược. Chẳng hạn, nợ công làm giảm tích lũy vốn tư nhân nếu Chính phủ tăng vay nợ, đặc biệt là vay trong nước để bù đắp (phát hành trái phiếu). Nguồn cung vốn trên thị trường vốn tư nhân giảm kéo theo lãi suất tăng, đẩy chi phí đầu tư tăng và kết quả là đầu tư tư nhân giảm" - lãnh đạo VEPR nhìn nhận.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
9 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
10 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
10 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.